Cứu sống bệnh nhân nữ bị sốt mò hiếm gặp

19/08/2016 14:31 GMT+7

Ngày 19.8, TS-BS Nguyễn Văn Châu - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (H.Củ Chi, TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân Phan Thị N. (53 tuổi, Tây Ninh) vì bị đau đầu, sốt cao liên tục 4 ngày không rõ nguyên nhân.

Theo bác sĩ Châu, khi cấp cứu bệnh nhân sốt cao, đau đầu, cổ gồng gượng, tiêu chảy, có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc. Bệnh nhân cho biết cách đây 2 tuần có vào rừng và cách 4 ngày nhập viện thì phát sốt, đi khám và uống thuốc tại địa phương nhưng không giảm.
Qua kiểm tra cơ thể bệnh nhân, các bác sĩ thấy bệnh nhân có vết loét thâm đen ở lưng, hạch nách và cổ. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh sốt mò nên thực hiện phác đồ điều trị đặc hiệu. Hiện sức khỏe bệnh nhân cải thiện rất tốt, hết sốt, cổ mềm, dấu hiệu viêm phổi cải thiện.

tin liên quan

Người phụ nữ có đôi chân khổng lồ nặng hơn 100 kg

Một căn bệnh bẩm sinh hiếm gặp khiến các mô và xương chân của cô Mandy Sellars, 41 tuổi ở Anh phát triển khổng lồ. Do nhiễm khuẩn huyết, Sellars đã cắt cụt một phần chân trái. Tuy nhiên, chân cô vẫn tiếp tục to ra.


Ca sốt mò gần đây nhất là vào năm 2014 xảy ra trên một bệnh nhân ở Bình Thuận. Bệnh nhân này vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) sau ba ngày sốt li bì không khỏi. TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, chuyên gia về ký sinh trùng, cho biết bệnh sốt mò thường xảy ra vào mùa mưa, nóng ẩm. Ở miền Nam bệnh xảy ra quanh năm nhưng vẫn cao nhất vào mùa mưa. Bệnh sốt mò thường gặp ở những người đi rừng, phát rẫy, đi dã ngoại... Bệnh do một loại ấu trùng ve mò cắn và lây truyền tác nhân gây bệnh Rickettsia Orientalis vào cơ thể người. Khởi đầu của bệnh sẽ có một nốt sẩn đỏ, giữa có mọng nước sau đó sẽ vỡ ra, loét hoại tử, nổi gờ lên mặt da, có viền đỏ và có dịch xuất tiết, sau đó đóng vảy đen. Bệnh nhân xuất hiện sốt sau đó từ 6 đến 18 ngày. Đây là một bệnh dễ nhầm lẫn với sốt rét, sốt xuất huyết và cũng có thể gây tử vong.

tin liên quan

Cứu sống chàng trai mới 21 tuổi bị nhồi máu cơ tim
Ngày 18.8, bác sĩ Nguyễn Minh Toàn, Phó khoa Nội Tim mạch, Trưởng ê kíp tim mạch can thiệp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết: một trường hợp nhồi máu cơ tim hy hữu (mới 21 tuổi) vừa được cứu sống tại bệnh viện nhờ can thiệp sớm và đặt stent.

Bệnh sốt mò có thể nặng ngay từ tuần đầu của bệnh với biểu hiện viêm phổi, suy hô hấp, kém triệu chứng phù mặt, chân tay, sợ ánh sáng… Ngoài ra, bệnh nhân còn mắc các bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, viêm màng não và biểu hiện mê sảng, vật vã, tinh thần chậm chạp, hôn mê, co giật, rối loạn cảm giác, run chân tay, giảm thính lực... Bệnh nhân tử vong thường do suy đa cơ quan, trong đó suy hô hấp cấp là nguyên nhân hàng đầu. Tỷ lệ tử vong của sốt mò khi không điều trị kháng sinh là 50-60%.

“Để đề phòng bệnh sốt mò, cần phát quang bụi rậm quanh nhà, phun thuốc diệt mò, bẫy diệt chuột. Khi đi vào vùng rừng núi hoặc vùng cây cối rậm rạp cần mặc quần áo dài tay có tất tay, tất chân che kín cơ thể. Không để quần áo hay nằm trên cỏ tránh ấu trùng mò bám vào”, bác sĩ Đặng Văn Hội - Trưởng khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á - khuyến cáo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.