Vụ án Vạn Thịnh Phát: Cựu sếp SCB không biết Trương Mỹ Lan có bao nhiêu cổ phần

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Cựu sếp SCB không biết Trương Mỹ Lan có bao nhiêu cổ phần

12/03/2024 13:58 GMT+7

Sáng 12.3.2024, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm. Cáo trạng xác định, các bị cáo đã gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỉ đồng.

Sáng 12.3.2024, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác.

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị xét xử về 3 tội danh: “tham ô tài sản”, “đưa hối lộ” và tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Vụ án Trương Mỹ Lan: Mâu thuẫn lời khai về những chuyến xe chuyển tiền từ SCB

Bị xét xử cùng bị cáo Trương Mỹ Lan còn có 84 bị cáo, bao gồm 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tức SCB); 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Các bị cáo này bị xét xử về các tội: “tham ô tài sản”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng”.

Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" khi tìm cách chiếm đoạt của bị cáo Lan 1.000 tỉ đồng.

Trong phiên xét xử sáng 12.3, luật sư của bị cáo Trương Mỹ Lan thực hiện việc xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm cựu lãnh đạo SCB.

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB) khai nhận không biết cụ thể về cổ phần mà bị cáo Trương Mỹ Lan trực tiếp nắm giữ trong SCB, chỉ biết tổng cổ phần của bị cáo Lan và hai con gái là 15%.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Cựu sếp SCB không biết Trương Mỹ Lan có bao nhiêu cổ phần- Ảnh 1.

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó tổng giám đốc SCB

TTBC

Bị cáo Dung cũng cho biết đối với những khoản vay thuộc nhóm Công ty Tường Việt hay Công ty dầu khí Đông Phương đều do bị cáo Trương Mỹ Lan và lãnh đạo 2 công ty cấu kết với nhau để rút ruột SCB, sử dụng cho mục đích riêng.

Còn về việc đưa tài sản vào để đảm bảo cho các khoản nợ, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung chia sẻ có đọc báo cáo thì biết từ năm 2012, tình hình tài chính của 3 ngân hàng trước hợp nhất rất xấu, không có tài sản đảm bảo. Các khoản nợ này không biết xuất phát từ đâu, ai là chủ nợ. Do đó, ngay sau khi hợp nhất, bị cáo Trương Mỹ Lan có đưa vào SCB một số dự án như Times Square, Windsor, chợ Vải... để làm tài sản đảm bảo, trả nợ cho các khoản vay cũ. Còn từ năm 2021 thì không thấy bị cáo Trương Mỹ Lan đưa tài sản vào SCB để tái cơ cấu nợ.

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Cựu sếp SCB không biết Trương Mỹ Lan có bao nhiêu cổ phần

Theo hồ sơ vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dù không nắm chức vụ gì tại SCB, song với việc nắm giữ 91,5% cổ phần đã chi phối, lũng đoạn chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng này. Trong 10 năm liên tiếp (2012 - 2022), bị cáo sử dụng hệ sinh thái của mình với hơn 1.000 công ty trong và ngoài nước, lấy Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm trung tâm, sau đó chia thành 4 nhóm chính, quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nhóm tài chính gồm: SCB, Công ty chứng khoán Tân Việt, Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú; nhóm công ty có hoạt động kinh doanh về khách sạn, nhà hàng, bất động sản, chẳng hạn: Công ty CP tập đoàn Sài Gòn Peninsula, Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông…; cùng với đó còn có nhóm công ty "ma" tại Việt Nam; nhóm mạng lưới công ty nước ngoài tại nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia "thiên đường thuế".

Từ đó, bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đồng phạm trong vụ án lập khống hồ sơ vay, SCB giải ngân 2.257 khoản với số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.

Đến năm 2022, nhóm bị cáo còn 1.284 hồ sơ vay, tương đương dư nợ 677.286 tỉ đồng, nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo, cáo trạng xác định bị cáo Lan gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng.

Xem nhanh 12h ngày 12.3: Mâu thuẫn lời khai vụ án Trương Mỹ Lan | Truy tìm nhóm lái môtô vào cao tốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.