Mỹ cải tạo tòa đại sứ ở Cuba, đối mặt thách thức gì?

Mỹ cải tạo tòa đại sứ ở Cuba, đối mặt thách thức gì?

17/06/2023 09:31 GMT+7

Toà nhà của Đại sứ quán Mỹ tại Havana từng là niềm tự hào vào những năm 1950 đã dần trở nên tồi tàn sau khi nó được mở cửa trở lại hồi tháng 5 năm ngoái đánh dấu sự kiện Mỹ bắt đầu cấp thị thực cho người dân Cuba sau 5 năm gián đoạn.

Trong suốt một thời gian dài, chiếc hàng rào rỉ sét bao bọc xung quanh tòa Đại sứ Mỹ ở Havana được ví von như mối quan hệ khô khan giữa Mỹ và Cuba.

Giờ đây, sau những năm tháng bị lãng quên tòa nhà bắt đầu được cải tạo, một phần nhờ vào một dự án trị giá 28 triệu USD.

Theo ông Benjamin Ziff, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Cuba, vẫn còn nhiều thách thức về ngoại giao giữa Mỹ và Cuba.

"Điều này cũng phức tạp bởi chính sách thị thực của Cuba là thị thực nhập cảnh một lần, vì vậy các kỹ thuật viên hoặc nhà thầu đến, nếu họ làm gãy một lưỡi cưa, họ sẽ phải quay lại Mỹ để mua một lưỡi cưa khác và sau đó nộp đơn xin thị thực mới có thể mất 2 tháng. Như vậy, bạn có thể thấy quá trình này khó khăn như thế nào".

Một số vấn đề hiện đã được giải quyết, đặc biệt là về thị thực lao động, nhưng vẫn còn đó một số vấn đề khác.

Ông Ziff vẫn coi việc chỉnh trang lại tòa đại sứ là khoản đầu tư thiết yếu trong chính sách ngoại giao của Mỹ tại Cuba

"Điều quan trọng cần nhận thức được là ngoại giao không chỉ là chính sách, mà còn là hậu cần. Bạn cần phải có sự hiện diện, bạn cần có người, bạn cần có tòa đại sứ quán, bạn cần có cơ sở để có thể ngoại giao hiệu quả, và chúng tôi đang ở Malecon, chúng tôi đang ở phía trước vùng biển có tác động đến tòa nhà.

Cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro thường cáo buộc đại sứ quán là một điểm nóng của các điệp viên hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Theo nhà sử học kiến trúc Jane Loeffler, đó không phải là động lực khi đại sứ quán được xây dựng vào năm 1953, sau Thế chiến thứ hai.

"Có rất nhiều sự ưa thích dành cho tòa nhà Liên Hợp Quốc ở New York và ý tưởng về những điều mà tòa nhà đó tượng trưng. Tình cờ là các kiến trúc sư thiết kế tòa nhà đó là Wallace Harrison và Max Abramovitz, họ cũng chính là những kiến trúc sư mà sau đó thiết kế tòa đại sứ ở Havana và Rio cho Bộ Ngoại giao. Và đây là động lực cho chương trình này và Havana chỉ là một trong những tòa nhà đầu tiên mà Bộ Ngoại giao xây dựng".

Tòa nhà hoạt động trong nhiều năm với tên gọi "Bộ phận phụ trách quyền lợi của Mỹ", trước khi mở cửa trở lại với tư cách là đại sứ quán vào tháng 7 năm 2015 khi quan hệ ngoại giao được khôi phục dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Nhưng nhân sự của Đại sứ quán đã bị cắt giảm mạnh hai năm sau đó sau khi nhân viên tại đây bắt đầu có biểu hiện liên quan một căn bệnh bí ẩn có tên là "Hội chứng Havana".

Một số cư dân Havana đã tỏ ra hoan nghênh việc tu bổ đại sứ quán.

"Tôi làm việc trước đại sứ quán. Tôi đã thấy một phần quá trình trùng tu mà họ đã làm, từ trong ra ngoài. Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng vì đây là một trong những đại sứ quán quan trọng nhất ở nước này. Nhiều người Cuba đến Đại sứ quán để nộp hồ sơ xin đi nước ngoài. Tôi nghĩ tòa nhà phải đẹp, và trong điều kiện hoàn hảo để một ngày nào đó tôi cũng sẽ đến đó".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.