Cụ ông Lương Sơn Bạc hơn 70 năm giữ hồn nghề đan đó

Cụ ông Lương Sơn Bạc hơn 70 năm giữ hồn nghề đan đó

19/02/2023 08:15 GMT+7

Được cha mẹ đặt cho cái tên nghe rất "kiếm hiệp" nhưng suốt hơn 70 năm qua, cụ ông Lương Sơn Bạc (ở Hưng Yên) theo đuổi cái nghề rất trầm tĩnh và yêu cầu tỉ mỉ là nghề đan đó.

Được cha mẹ đặt cho cái tên nghe rất "kiếm hiệp" nhưng suốt hơn 70 năm qua, cụ ông Lương Sơn Bạc (ở thôn Tất Uyên, xã Thủ Sỹ, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) theo đuổi cái nghề rất trầm tĩnh và yêu cầu tỉ mỉ là nghề đan đó.

Cụ ông Lương Sơn Bạc hơn 70 năm giữ hồn nghề đan đó - Ảnh 1.

Cụ ông Lương Sơn Bạc, suốt hơn 70 năm qua vẫn gắn bó với nghề đan đó

CÙ HIỀN

Đó là tên gọi loại ngư cụ truyền thống để bắt cá của người nông dân, được sử dụng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ của Việt Nam. Ở xã Thủ Sỹ, có khoảng 500 hộ dân làm nghề đan đó, thôn Tất Viên và thôn Nội Lăng là làm nghề lâu đời nhất.

Tuy chỉ là nghề phụ nhưng suốt thời gian dài, nghề đan đó đã mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.

"Nghề này quê tôi đã có mấy trăm năm rồi, nghìn năm, quên rồi. Khi tôi lên 10 tuổi thì vừa đan, vừa đi học. Lớn lên đi bộ bộ đội, đi làm ở các cơ quan, khi về với cuộc sống đời thường tôi lại tiếp tục nghề đan đó. Chúng tôi mang đó đi khắp các nơi: Hà Bắc, Thái Bình, Hải Phòng, Đồ Sơn...", ông Lương Sơn Bạc chia sẻ.

Cụ ông Lương Sơn Bạc hơn 70 năm giữ hồn nghề đan đó - Ảnh 2.

Dù có chút mai một, cụ Lương Sơn Bạc vẫn có niềm tin mãnh liệt rằng, nghề đan đó sẽ sẽ không bao giờ mất

CÙ HIỀN

Để có được những chiếc đó bền và đẹp thì việc đầu tiên phải chú ý đến vấn đề chọn nguyên liệu. Nguyên liệu là tre, nứa phải già mới đan được những chiếc đó bền và đẹp. Kỹ thuật đan đó rất kỳ công, đòi hỏi sự khéo léo và phối hợp nhiều công đoạn.

Muốn "tăng tuổi thọ" cho chiếc đó, sau khi đan xong, người dân sẽ hun chúng trên gác bếp để chống mối, mọt. Một người thợ lành nghề đan hoàn thành chiếc đó mất khoảng 60 phút.

Một chiếc đó được bán giá từ 20.000 đến 40.000 đồng. Để phong phú thêm sản phẩm, người dân nơi đây còn đan thêm rọ; đan lờ cho những người đi đồng đặt bắt cua, cá.

Cụ ông Lương Sơn Bạc hơn 70 năm giữ hồn nghề đan đó - Ảnh 3.

Nghề này cần sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và một đôi tay khéo léo

CÙ HIỀN

Trải qua nhiều thăng trầm, nghề đan đó cũng dần mai một. Từ làng nghề đan đó phục vụ cho người dân đánh bắt tôm cá, thì nay, làng nghề được các nhiếp ảnh gia tìm đến để sáng tác nghệ thuật

Từ những bức ảnh nghệ thuật, những chiếc  đó Thủ Sỹ cũng tìm được đường xuất khẩu ra nước ngoài. Mặc dù số hộ làm nghề đan đó đã giảm rất nhiều, nhưng trước nguy cơ nghề này sẽ biến mất, cụ Lương Sơn Bạc vẫn có niềm tin mãnh liệt rằng, nghề này sẽ không bao giờ mất.

Ông bộc bạch: "Nghề này không bao giờ mất được, truyền thống duy tôn kiếp kiếp đời đời, chỉ rút ít người làm chứ không bao giờ mất. Bởi thế giới hiện nay vẫn còn dùng".

Cụ ông Lương Sơn Bạc hơn 70 năm giữ hồn nghề đan đó - Ảnh 4.

Không chỉ để bắt cá, tôm, những chiế đó khi lên hình cũng rất nghệ thuật, cứ thế

CÙ HIỀN


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.