Xung đột ở Ukraine vì sao làm trầm trọng thêm khủng hoảng khí hậu?

Xung đột ở Ukraine vì sao làm trầm trọng thêm khủng hoảng khí hậu?

11/06/2023 09:01 GMT+7

Sự chết chóc và tàn phá mà cuộc xung đột ở Ukraine gây ra là quá rõ ràng. Tuy nhiên, tác động của nó đối với khí hậu là gì?

Từ việc chế tạo và khai hỏa đạn dược, đến nhiên liệu cho các loại xe và những thay đổi trong sử dụng năng lượng ở châu Âu, một báo cáo mới đã trình bày chi tiết vấn đề xung đột đang làm trầm trọng thêm khủng hoảng khí hậu ra sao.

Theo báo cáo Thiệt hại Khí hậu do xung đột Nga-Ukraine, năm đầu cuộc chiến gây tăng ròng 120 triệu tấn khí nhà kính - tương đương với lượng thải hằng năm của một quốc gia như Bỉ.

Gần nửa lượng khí thải liên quan đến việc tái thiết các cơ sở hạ tầng bị hư hại trong cuộc chiến. Khoảng 19% đến từ nhiều hoạt động quân sự, bao gồm nhiên liệu dùng trong xe cộ, chế tạo và khai hỏa đạn dược, và xây dựng công sự kiên cố.

Báo cáo cũng xem xét ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine lên khí thải bên ngoài Ukraine, chẳng hạn như khí đốt bị rò rỉ vì phá hoại đường ống Nord Stream, các chuyến bay quốc tế phải đổi đường bay, và dòng di chuyển của người tị nạn.

"Chúng tôi không ngờ lượng khí thải từ một cuộc chiến lại đáng kể đến vậy. Không chỉ là quân đội và cuộc chiến tạo ra khí thải, mà nỗ lực tái thiết các cơ sở hạ tầng bị phá hủy như các tòa nhà, bệnh viện, và đường sá trong tương lai cũng vậy", theo trưởng nhóm nghiên cứu Lennard de Klerk, chuyên gia về lượng carbon ở Hà Lan.

Các nhà nghiên cứu xác nhận hoạt động kinh tế trong nước của Ukraine đã sụt giảm vì xung đột, nhưng lượng khí thải liên quan đến các hoạt động này phần lớn đã chuyển sang nhiều nước khác.

Trong khi lượng khí thải ở châu Âu giảm vì giảm mua khí đốt Nga và giá năng lượng cao, tất cả lại được bù lại bằng sự gia tăng sử dụng dầu, than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Bộ Bảo vệ Môi trường Ukraine cho biết quan trọng là phải bắt đầu thảo luận về tác động của xung đột lên khí hậu.

Đo lường lượng carbon ngày càng thu hút sự chú ý khi nhiều quốc gia đánh giá tiến độ đạt các mục tiêu khí hậu đã được đặt ra ở Paris hồi năm 2015. Ông De Klerk nói khí thải quân sự phải được tính đến:

"Chắc chắn là có nhiều thứ có thể làm để giảm phát thải carbon cho quân đội. Đã có nhiều lựa chọn có sẵn, như nhiên liệu sinh học, nhưng cũng có thể chuyển sang dùng điện trong một số bộ phận quân đội. Tôi không khẳng định là tôi có tất cả giải pháp kỹ thuật, nhưng vì xã hội dân sự đã tham gia giải quyết chủ đề này trong nhiều năm qua, giờ đã đến lúc quân đội cũng chung tay hành động".

Dân thường Ukraine sơ tán sau vụ vỡ đập thủy điện Nova Kakhovka

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.