Xét xử Trương Mỹ Lan: Cơ sở nào xác định thiệt hại vụ án hơn 667.000 tỉ đồng?

Xét xử Trương Mỹ Lan: Cơ sở nào xác định thiệt hại vụ án hơn 667.000 tỉ đồng?

01/04/2024 18:15 GMT+7

Sáng 1.4.2024, Viện KSND TP.HCM đã đối đáp lại ý kiến bào chữa của các luật sư và bị cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát theo 8 nhóm vấn đề. Trong nhóm vấn đề liên quan đến đánh giá thiệt hại vụ án, Viện KSND TP.HCM khẳng định xác định thiệt hại trong vụ án dựa trên lời khai, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, không dựa vào kết quả định giá của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân.

Sáng 1.4, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Xét xử Trương Mỹ Lan: Cơ sở nào xác định thiệt hại vụ án hơn 667.000 tỉ đồng?

Bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị xét xử về các tội "tham ô tài sản", "đưa hối lộ" và "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm được xác định gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khoảng 498.000 tỉ đồng.

Tại toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã đối đáp lại ý kiến bào chữa của các luật sư và bị cáo. Theo đó, đại diện viện kiểm sát đối đáp với các luật sư theo 8 nhóm vấn đề.

Nhóm vấn đề thứ nhất được đề cập liên quan đến việc đánh giá thiệt hại vụ án, các luật sư cho rằng, cơ quan tố tụng cần trưng cầu định giá trong tố tụng hình sự về hậu quả vụ án.

Theo Viện kiểm sát, tại điều 85 và điều 88 bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc định giá trong tố tụng hình sự không phải là yêu cầu bắt buộc và cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp khác. Trong vụ án này, Viện kiểm sát không căn cứ vào giám định lại của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân, mà căn cứ vào lời khai, chứng cứ trong hồ sơ vụ án để xác định thiệt hại là hơn 667.000 tỉ đồng. Trong đó, thiệt hại là dư nợ gốc hơn 400.000 tỉ và lãi, phí phát sinh từ dư nợ gốc là khoảng 498.000 tỉ đồng.

Trương Mỹ Lan sẽ phải thực hiện những trách nhiệm dân sự nào?

Công ty thẩm định giá Hoàng Quân được SCB thuê để định giá tài sản SCB tại thời điểm ngày 30.9.2022 nhằm thực hiện báo cáo rà soát cho mục đích đặc biệt khi tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Viện kiểm sát cho rằng việc quy kết trách nhiệm hình sự dựa trên thiệt hại là dư nợ gốc, còn thiệt hại về lãi suất, phí... được xác định là thiệt hại do vi phạm quy định cho vay và buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải chịu trách nhiệm dân sự.

Tuy nhiên, SCB đang quản lý nhiều tài sản đảm bảo của bị cáo Trương Mỹ Lan để đảm bảo thu hồi thiệt hại, nên đảm bảo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, loại trừ một phần hậu quả của các bị cáo khi xem xét trách nhiệm hình sự từng bị cáo, Viện kiểm sát lấy tổng thiệt hại trừ đi tài sản đảm bảo.

Đối với đề nghị của luật sư, thiệt hại cần tính theo phương pháp dư nợ trừ đi giá trị tài sản đảm bảo của mỗi khoản vay. Viện kiểm sát nêu, phương pháp này chỉ áp dụng với hoạt động tín dụng thông thường, khi phát sinh tranh chấp thì áp dụng. Nhưng với vụ án này, bản chất hợp đồng tín dụng là chiếm đoạt tiền của SCB, việc đưa tài sản đảm bảo vào từng khoản vay chỉ là thủ đoạn của hành vi phạm tội, sau đó các tài sản đảm bảo này có thể rút ra, đưa vào liên tục theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Xét xử Trương Mỹ Lan: Cơ sở nào xác định thiệt hại vụ án hơn 667.000 tỉ đồng?- Ảnh 1.

Bị cáo Trương Mỹ Lan chiều 1.4

THẢO NHÂN

Đối với ý kiến ngân hàng có thể miễn lãi nên không thể buộc các bị cáo chịu trách nhiệm về lãi, phí, viện kiểm sát cho rằng nếu theo quy trình hoạt động ngân hàng thông thường (huy động tiền của người dân, cho doanh nghiệp vay) thì ngân hàng phải trả lãi cho người dân.

Trong vụ án này, bà Trương Mỹ Lan đã lợi dụng SCB để không phải trả lãi và gốc. Đến nay, SCB phải sử dụng những khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước để trả cho người dân, SCB phải gánh chịu những khoản nợ đặc biệt và trả lãi cho Ngân hàng Nhà nước nên xác định các khoản lãi, phí là thiệt hại của SCB là hợp lý.

Xem nhanh 12h ngày 1.4: Trương Mỹ Lan sẽ phải thực hiện những trách nhiệm dân sự nào?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.