Hấp dẫn 'Tập tục đời người'

09/12/2017 07:56 GMT+7

“Cụ Thượng viết sách nghiên cứu mà cuốn hút như truyện trinh thám”, kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh nhận xét về cuốn Tập tục đời người của nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng.

Tập tục đời người do NXB Hội Nhà văn và Công ty văn hóa Nhã Nam ấn hành, dày hơn 600 trang. Theo kế hoạch dài hơi của nhà nghiên cứu văn hóa - họa sĩ Phan Cẩm Thượng, đây là cuốn thứ hai trong bộ sách về văn minh VN mà ông muốn viết.
“Văn minh ở đây hiểu là đời sống hằng ngày, ví dụ ăn ở, phong tục tập quán, tôn giáo, di chuyển, gia đình dòng tộc, vùng miền... Bộ sách sẽ có 4 phần về văn minh. Phần 1 là sinh hoạt vật chất, chính là quyển Văn minh vật chất của người Việt (đã xuất bản 2011). Văn minh vật chất là những đồ vật như thuyền bè xe cộ đi lại, giường tủ bàn ghế, nồi niêu xoong chảo. Phần 2 là phong tục tập quán của người nông dân thế kỷ 19 - 20 nói trong quyển này. Phần 3 nói về vùng miền. Phần 4 nói về sự thay đổi xã hội VN hiện đại khi bước vào thế kỷ 19”, ông Thượng cho biết.
Phụ nữ VN xưa trước khi mặc yếm thường thắt một dải khăn nhỏ đỡ bộ ngực Ảnh minh họa từ sách
“Tôi nói về sự hình thành phong tục”
Ông cũng cho biết đã có nhiều người viết về phong tục tập quán như Phan Kế Bính, Toan Ánh, Nhất Thanh, Nguyễn Văn Huyên. “Thường thì họ làm giống nhau, có bao nhiêu phong tục tập quán thì kể ra. Còn sách của tôi không phải vậy, tôi nói về sự hình thành phong tục. Chẳng hạn, người ta sống ở làng thì sinh ra loại phong tục gì, ở thành phố sinh ra loại gì; rồi nguồn gốc phong tục như thế nào”, ông Thượng nói.

tin liên quan

Bản sách chữ Nôm được biên soạn thời vua Quang Trung
Ngày 7.12, tiến sĩ Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định, cho biết tại bảo tàng hiện đang lưu giữ tập Thi kinh giải âm (ảnh) được biên soạn vào năm 1792, tức triều vua Quang Trung năm thứ 5.
Chẳng hạn, ông mô tả ngôi nhà sàn Mường, Thái phân chia không gian buồng khép kín như ngôi nhà dưới đất của người Việt (Kinh). Người phụ nữ Mường, Thái không cần vào buồng thay quần áo, với chiếc váy kéo dài từ ngực xuống chân, họ được học về cách thay áo quần trong chiếc váy đó. Hoặc ông cũng lý giải tại sao người nông dân VN ăn sáng rất sớm. “Người nông dân mùa hè ra đồng từ rất sớm, để khi 9 hoặc 10 giờ sáng nắng lên chói chang họ đã có thể rút về nhà”, ông viết.
Trong cuốn sách, bên cạnh một số tư liệu trích từ cuốn Kỹ thuật của người An Nam (Henri Oger), ông Thượng cũng vẽ nhiều hình minh họa để người đọc hình dung cụ thể hơn. Để có các hình vẽ, ông Thượng dựa vào phỏng vấn và nghiên cứu các bức tượng.
Lý giải của cá nhân


Một bộ sử VN, nhưng cần nói rõ: không phải lịch sử nước Việt với tư cách một quốc gia, mà là lịch sử người VN trong cuộc sống làm người hằng ngày của họ

Nhà văn Nguyên Ngọc

Nhà văn Nguyên Ngọc thậm chí còn ví cuốn sách như một bộ sử VN. “Một bộ sử VN, nhưng cần nói rõ: không phải lịch sử nước Việt với tư cách một quốc gia, mà là lịch sử người VN trong cuộc sống làm người hằng ngày của họ... Ở đây, ta gặp một cái khác, nhỏ nhoi hơn, thường nhật và gần gũi hơn.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Quân thì đánh giá cao văn phong của tác giả: “Song song với việc kế thừa trân trọng những thành tựu và văn bản của hầu hết các học giả tiền bối, Phan Cẩm Thượng sử dụng phương pháp nhân học thực địa hiện đại, xác tín các trải nghiệm cá nhân thực địa bằng hoặc hơn những gì đã được in trong sách, ghi trong sử”.
Ông Thượng cũng chỉ nhờ một người đọc hiệu đính cho sách là ông Phan Bảo. Ông Bảo, theo ông Thượng đánh giá, là họa sĩ nhưng am hiểu về phong tục. “Cái chính khi tôi đọc các cuốn Cơ sở văn hóa VN thì tôi rất thất vọng vì họ nghĩ theo các cách giống nhau. Cái gì cũng bắt đầu từ chính trị, chiến tranh, rồi tam giáo Nho, Lão, Phật. Họ không đề cập gì đến đời sống hằng ngày cả. Cái đấy tôi thực sự là không ưng. Mình lại đi hỏi những người như thế thì cũng không lợi gì. Mình tự làm theo cách của mình. Sai đúng gì thì ai chả sai, đã làm thì phải sai. Đó chỉ là cách lý giải của một cá nhân thôi”, ông Thượng lý giải.

tin liên quan

Tái bản bộ Thiền luận nổi tiếng
Bộ sách Thiền luận nổi tiếng từng được xuất bản vào năm 1971 của Daisetz T.Suzuki vừa được dịch giả Tuệ Sỹ viết lời tựa trong quyển Trung và quyển Hạ cho lần tái bản chính quy đầu tiên. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.