UAV Lancet của Nga là khắc tinh của lựu pháo, pháo tự hành NATO ở Ukraine?

UAV Lancet của Nga là khắc tinh của lựu pháo, pháo tự hành NATO ở Ukraine?

21/04/2023 08:15 GMT+7

Máy bay không người lái tự sát Lancet-3 của Nga đã phá hủy gần 45% số pháo kéo và pháo tự hành do NATO cung cấp cho Ukraine trong cuộc xung đột.

Đây là thông tin được RIA Novosti trích dẫn sau cuộc họp qua video giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu với lãnh đạo quân sự cấp cao của nước này vào ngày 4.4. Theo lời Bộ trưởng Shoigu, từ tháng 1.2023, quân đội đã phá hủy 59 pháo M777, 13 pháo tự hành M109 Paladin, 14 hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS, và 30 pháo tự hành khác từ Ba Lan, Đức, Pháp và CH Czech. Chưa rõ UAV Lancet phá hủy bao nhiêu trong số này.

Ông Shoigu nói các UAV tự sát đã tấn công các loại lựu pháo “cả ở vị trí chiến đấu và ở giai đoạn vận chuyển”.

Dù số liệu này không thể được xác thực, điều không thể phủ nhận là vai trò ngày càng quan trọng trong chiến tranh hiện đại của các loại UAV tự sát, hay còn được gọi là đạn tuần kích, kể từ cuộc xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020 cho đến xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Pháo binh NATO, lựu pháo M777 ‘bại trận’ vì UAV Lancet-3 của Nga? - Ảnh 1.

Một mảnh vỡ của mảnh vỡ của UAV được Nga sử dụng trên chiến trường ở Ukraine

GETTY IMAGES

Quân đội Ukraine đã tiên phong trong việc sử dụng máy bay không người lái dân sự cho mục đích quân sự bằng cách cho chúng mang chất nổ đến thả vào vị trí đối phương.

Vào mùa thu 2022, quân đội Ukraine đã bắt đầu thành công trong việc đánh phá các tuyến tiếp tế mỏng manh của Nga, khiến nước này không thể duy trì lực lượng để giao tranh và buộc phải rút khỏi phía bờ tây của sông Dnepr ở tỉnh Kherson vào tháng 11.2022.

Sau đó, Moscow chuyển sang sử dụng Lancet-3 để giảm phụ thuộc vào pháo tầm xa, pháo phản lực và các tuyến tiếp tế đạn dược.

UAV Lancet hiện đã được hiện đại hóa với hệ thống quang điện mới và phần mềm cải tiến giúp tăng cường khả năng kiểm soát chuyến bay. RIA Novosti cho biết “Lancet 3 cũng có đầu đạn mạnh hơn, có thể tấn công pháo, xe tăng, xe bọc thép, radar, hệ thống phòng không và nhân lực đối phương một cách đáng tin cậy”.

Trong cuộc xung đột Ukraine, cả Kyiv và Moscow đều sử dụng nhiều UAV thương mại để trinh sát, giám giát tiền tuyến, và dẫn và chỉnh hướng bắn pháo.

Nhưng để phản pháo, hiện nay Moscow chủ yếu dùng UAV. Điều này giúp Moscow dành đạn pháo cho các cuộc tấn công vào chiến trường cốt lõi, tránh dùng pháo đấu pháo và qua đó giảm bớt gánh nặng hậu cần pháo binh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.