Tranh cổ 'hé lộ' chuyện vua nhà Hán say đắm… nam nhân

Vương Trung Hiếu
Vương Trung Hiếu
12/07/2023 16:30 GMT+7

Mạng xã hội từng lan truyền bức tranh được cho là tranh cổ Nhật Bản, có nội dung nói về một người nữ cắt vạt áo kimono của mình để không đánh thức con mèo đang ngủ, dẫn tới sự liên tưởng về thành ngữ "Đoạn tụ chi phích" (斷袖之癖) lưu truyền trong dân gian Trung Quốc. Thành ngữ này có nghĩa là "cắt tay áo cho điều yêu thích", nói về tình yêu đồng giới nam.

Thoạt nhìn, bức tranh cổ này có vẻ do người Nhật vẽ, vì khuôn mặt, trang phục của nhân vật và những dòng chữ trong tranh mang phong cách Nhật Bản. Song thật ra, đây là bức tranh do họa sĩ người Nga Galina Zhiganova thực hiện vào năm 2007. Theo người dùng Vân Song (芸窗) trên Twitter thì tên bức tranh này là Vị miêu đoạn tụ (为猫断袖).

Từ chuyện thầm kín qua tranh cổ, 'hé lộ' nhiều vua nhà Hán say đắm… nam nhân - Ảnh 1.

Bức tranh Vị miêu đoạn tụ của họa sĩ Nga Galina Zhiganova thực hiện vào năm 2007

internet

Ý tưởng làm điều gì đó để tránh đánh thức người hoặc thú cưng của mình là mô típ từ ngàn xưa chứ không phải do họa sĩ Galina Zhiganova nghĩ ra đầu tiên. Có tài liệu cho rằng, từ thế kỷ thứ 7 hoặc 6 trước Công Nguyên, nhà tiên tri Muhammad đã từng cắt đứt tay áo choàng của mình để không đánh thức con mèo đang ngủ.

Trên thế giới có nhiều giai thoại về việc những nhân vật nổi tiếng yêu thích con mèo của họ. Đức Hồng y Richelieu yêu mèo như mạng sống của mình, ông đã để lại di sản đáng kể cho 14 con mèo của ông trước khi qua đời. 

Nhà văn Pháp Victor Hugo từng nuôi một chú mèo con tên là "Gavroche", ông yêu quý con mèo này đến mức cho nó xuất hiện nhiều lần trong những tác phẩm của ông. Còn nhà văn Mỹ Hemingway thì nuôi rất nhiều con mèo trong nhà, ông có thói quen ăn tối với những chú mèo này hàng ngày. Lê-nin, lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga, cũng là một người rất yêu mèo. Những năm cuối đời ông thường cho những con mèo bên cạnh ông, kể cả khi quay phim tài liệu…

Chuyện yêu mèo của nhà tiên tri Muhammad kể trên và bức tranh miêu tả một người nữ cắt vạt áo kimono để không đánh thức con mèo đang ngủ đã dẫn tới sự liên tưởng về thành ngữ "Đoạn tụ chi phích" (斷袖之癖) lưu truyền trong dân gian Trung Quốc. Thành ngữ này có nghĩa là "cắt tay áo cho điều yêu thích", nói về tình yêu đồng giới nam.

Chuyện tình "cắt tay áo cho điều yêu thích"

Vào thời xa xưa, lịch sử Trung Quốc cho thấy có rất nhiều hoàng đế yêu thích nữ nhân, song một số vị vua thời nhà Hán lại đặc biệt say đắm… nam nhân, nghĩa là thích chuyện đồng tính luyến ái, chẳng hạn như Hán Cao Tổ sủng hạnh Tịch Nhụ (籍孺), Hán Huệ Đế sủng hạnh Hoành Nhụ (閎孺), và trong số đó nổi tiếng nhất chuyện tình giữa vua Hán Ai Đế với Đổng Hiền.

Từ chuyện thầm kín qua tranh cổ, 'hé lộ' nhiều vua nhà Hán say đắm… nam nhân - Ảnh 2.

Bức tranh cổ từ thời nhà Thanh, một người phụ nữ đang theo dõi một cặp tình nhân nam đang âu yếm nhau

setn.com (Wikipedia)

Từ chuyện thầm kín qua tranh cổ, 'hé lộ' nhiều vua nhà Hán say đắm… nam nhân - Ảnh 3.

Vua Hán Ai Đế và Đổng Hiền

Wikipedia

Hán Ai Đế (26 TCN – 1 TCN) tên thật là Lưu Hân (劉欣), vị Hoàng đế thứ 13 của nhà Hán. Vào năm thứ ba trước Công nguyên, hoàng đế Lưu Hân rất yêu một người đàn ông đẹp trai tên là Đổng Hiền (董賢). Công việc của Đổng Hiền trong cung là xem đồng hồ nước rồi báo cáo thời gian, một nhiệm vụ mà anh đã làm trong hai năm. Ngày nọ tình cờ hoàng đế Lưu Hân gặp Đổng Hiền và bị tiếng sét ái tình đánh trúng, trong nháy mắt vị hoàng đế đã yêu trai đẹp này.

Mỗi lần hoàng đế rời cung, Đổng Hiền phải đi cùng xe, và khi vua hồi cung, anh cũng phải phục vụ bên cạnh vua. Lưu Hân thưởng cho Đổng Hiền rất nhiều vàng bạc và châu báu, ban tặng chức tước và đưa cả gia đình của Đổng Hiền vào cung làm việc.

Chẳng mấy chốc, tiền bạc và địa vị nổi bật của Đổng Hiền đã gây chấn động cả trong và ngoài triều đình. Đổng Hiền và Lưu Hân thường ngủ chung giường, có một lần khi cả hai cùng ngủ trưa, đầu Đổng Hiền tựa vào tay áo của Lưu Hân. 

Từ chuyện thầm kín qua tranh cổ, 'hé lộ' nhiều vua nhà Hán say đắm… nam nhân - Ảnh 4.

Đổng Hiền, nam nhân của vua Hán Ai Đế

setn.com (Wikipedia)

Lúc muốn đứng dậy, nhà vua nhìn thấy Đổng Hiền đang ngủ say, không nỡ đánh thức nên đã cắt tay áo của mình bằng một thanh kiếm rồi lặng lẽ rời đi. 

Dựa vào câu chuyện này, các thế hệ sau mô tả chuyện đồng tính luyến ái bằng thành ngữ "Đoạn tụ chi phích" (cắt tay áo cho điều yêu thích), lưu truyền rộng khắp trong dân gian Trung Quốc, gây nên sự hiểu nhầm trong bức tranh cổ Nhật Bản như nói ở trên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.