Tình hình vắc xin Covid-19: người giàu kẻ nghèo đều thiếu

29/01/2021 07:33 GMT+7

Nhiều công ty trên toàn cầu đang nỗ lực phát triển, thử nghiệm lâm sàng và phân phối vắc xin đến các quốc gia để phòng tránh nguy cơ lây lan Covid-19 , nhưng nguy cơ thiếu vắc xin trong thời gian tới là điều không tránh khỏi.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch mua 100 triệu liều bổ sung cho mỗi loại vắc xin của Moderna và Pfizer-BioNTech và đặt mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người Mỹ vào mùa hè này.
Ông Biden muốn tăng phân phối vắc xin Covid-19 tới các bang từ 8,6 triệu liều mỗi tuần lên 10 triệu liều trong ít nhất 3 tuần tới. Ông Biden đang quyết liệt đối phó đại dịch, đồng thời cho hay việc chủng ngừa toàn bộ dân số Mỹ là một thách thức lớn.

Thử nghiệm tiêm chủng được tổ chức tại một phòng tập thể dục của trường đại học ở Kawasaki (Nhật Bản)

Reuters

Chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 ở châu Âu đang gặp trở ngại sau khi hãng AstraZeneca (Anh) cảnh báo về khả năng không đủ vắc xin giao cho các nước, một tuần sau khi hãng Pfizer (Mỹ) cho hay hãng đang hoãn số lượng bàn giao.
Nước giàu đã thế, các nước nghèo sẽ còn chật vật hơn. Tỉ phú Bill Gates hôm 27.1 cảnh báo dù với viễn cảnh lạc quan nhất, những quốc gia nghèo hơn sẽ phải đợi thêm từ 6 - 8 tháng so với các nước giàu trước khi tiếp cận được vắc xin, theo tờ The Guardian.

Tiến sĩ Austin Dennard một thành viên của nhóm Ob / Gyn tại Trung tâm Y tế UT Southwestern ở Texas (Mỹ), được tiêm vắc xin ngừa Covid-19

UT Southwestern

Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo rằng thai phụ không nên tiêm vắc xin Moderna và vắc xin Pfizer-BioNTech ngừa Covid-19, trừ phi các thai phụ phải đối mặt với nguy cơ cao mắc Covid-19.
Hồi đầu tháng, WHO cũng có nhận định tương tự trong trường hợp vắc xin Pfizer-BioNTech, với lý do không đủ dữ liệu để đảm bảo an toàn cho thai phụ và bào thai. Vắc xin Moderna, như Pfizer-BioNTech, sử dụng công nghệ mRNA và đã được triển khai tại một số quốc gia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.