• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Trí tuệ cảm xúc

19/04/2016 10:25 GMT+7

Khi nói đến trí thông minh, mọi người thường liên tưởng đến chỉ số thông minh (IQ), tuy nhiên còn một dạng thông minh khác cũng không kém phần quan trọng mà chúng ta thường bỏ qua, đó là chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ).

Bài: Thế Anh

 

EQ là một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ cá nhân hay chuyên nghiệp. Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc bản thân và của người khác. Nó rất quan trọng nhằm điều hướng các mối quan hệ với sếp, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những người quan trọng khác.

Theo tiến sĩ Sanam Hafeez, giảng viên tại Đại học Columbia, trí tuệ cảm xúc có 3 thành phần chính, đó là sự tự nhận thức, động lực để xem xét một vấn đề và tìm ra giải pháp hợp lý, và khả năng phát triển các kỹ năng xã hội. May mắn thay, bạn có thể liên tục làm việc dựa trên 3 thành phần này để tăng cường trí thông minh cảm xúc, phát triển sự tự nhận thức mạnh mẽ hơn, đồng thời đáp ứng những cảm xúc của người khác và của chính bạn.

 

IMG 1383

 

Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia để giúp bạn tăng cường trí thông minh cảm xúc của bạn.

 

1. Tương tác thường xuyên

Tiến sĩ tâm lý học Julie Gurner gợi ý bạn nên kết hợp các tương tác xã hội nhiều hơn trong ngày, chẳng hạn có thêm những cuộc nói chuyện ngắn với bạn bè, đồng nghiệp. Ngoài ra, thay vì nghe nhạc, nhắn tin và kiểm tra email trong khi đi bộ, bạn nên tạo ra các tương tác với những người mà mình gặp tại quán cà phê hay những người mà bạn thấy trên đường đi bộ. Việc này sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với mọi người.

 

pi-walk

 

2. Đọc nhật báo

Tiến sĩ Danielle Harlan, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Trung tâm Advancing Leadership and Human Potential, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc báo thường xuyên đến cảm xúc: "Một phần của trí tuệ cảm xúc liên quan đến việc hiểu biết những gì bạn đang cảm thấy tại bất kỳ thời điểm cụ thể. Chính vì thế việc đọc báo hằng ngày sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những gì họ cảm thấy và nhận ra mô hình hành vi của bản thân và những người khác."

 

woman-paper

 

3. Giúp đỡ người khác

Việc giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn mở rộng vòng tròn xã hội, từ đó sẽ phát triển chỉ số EQ. Tiến sĩ Melanie Ross Mill nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thể hiện sự đồng cảm và quan tâm của bạn dành cho ai đó. Bạn nên đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu suy nghĩ và cảm nhận của họ, từ những cử chỉ nhỏ nhất đến những hành động lớn lao hơn.

 

iStock 000016980198Medium

 

4. Luôn có mặt

Bạn có thể nhận ra và hiểu được cảm xúc của người khác nếu hiện diện ở đó khi vấn đề xảy ra. Tiến sĩ Harlan gợi ý nên quan sát ngôn ngữ cơ thể của người khác và những thay đổi tâm trạng hay năng lượng của họ. Bà đưa ra ví dụ về một đồng nghiệp luôn tràn đầy năng lượng và thu hút, nhưng một lúc nào đó lại buồn bã và ủ rũ hơn. Hành vi này có thể báo hiệu một sự thay đổi tâm trạng, đó có thể là kết quả của một vấn đề gần đây hay hoàn cảnh nào đó. Là một đồng nghiệp nhạy cảm, sự quan tâm và hỏi han của bạn sẽ giúp đồng nghiệp cảm thấy tốt hơn.

 

learn-to-listen

 

5. Tạm nghỉ ngơi

Bạn đã bao giờ viết một email hoặc tin nhắn khi bạn đang tức giận và gửi nó đi mà không thực sự suy nghĩ về ý nghĩa của nó? Theo Mills, bạn không nên tránh những cảm xúc của mình, nhưng cũng không cần phải luôn luôn hành động theo chúng. Một phần của sự trưởng thành trong việc phát triển cảm xúc chính là cảm thấy những gì chúng ta thực sự cảm thấy. Nó phát triển tương tự như việc chúng ta học cách thể hiện cảm xúc của mình.

Tự nhận thức dẫn đến tự kiểm soát. Vì vậy, sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn chờ đợi thêm 24 giờ trước khi gửi đi email phản ứng lại quyết định của sếp. Bạn có thể dành thời gian đó để sắp xếp lại cảm xúc của mình. Khởi động lại, tái tập trung, làm mới và tái tham gia. Khi nhận thấy mức độ căng thẳng của mình đang tăng lên, bạn nên dừng mọi việc đang làm lại, thay vào đó, nên đi bộ, hít thở sâu, hoặc tìm cách nào đó để thiết lập lại tâm trạng cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng.

Tiến sĩ Harlan cũng gợi ý, nếu thấy bản thân có thể bị mất kiểm soát, bạn nên làm dịu bản thân xuống bằng cách tập trung vào một công việc khác, chẳng hạn như đọc một bài báo hay suy nghĩ 10 điều bạn thích.

 

Help-One-Another-Faith-Stock-Photos

 

6. Lắng nghe cẩn thận

Thay vì đưa ra giải pháp khi người khác đang gặp khó khăn, tiến sĩ Harlan khuyên nên lắng nghe vì việc này sẽ cho phép những người khác cảm thấy vấn đề đó không hoàn toàn của riêng họ. Và một trong những gợi ý đơn giản là hỏi thăm xem họ đang cảm thấy thế nào. Cho dù EQ của bạn cao như thế nào, thì đôi khi để đọc suy nghĩ của người khác cũng không hề đơn giản. Trong trường hợp này, không sao cả, bạn chỉ cần yêu cầu họ chia sẽ cảm xúc hiện tại và bạn sẽ biết rằng mình nên hỗ trợ họ như thế nào.

 

o-LISTEN-facebook

 

 

 

Top
Top