• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

“Quỹ đen”... không đen

22/12/2015 03:23 GMT+7

Người ta gọi khoản tiền để dành nhằm sử dụng cho mục đích riêng tư nào đó cái tên gọi “quỹ đen”. Phụ nữ từng trải thường khuyên phụ nữ trẻ sắp kết hôn phải có quỹ đen để phòng thân. Riêng Thời Trang Trẻ khuyên bạn phải có “quỹ đen” ngay từ khi vừa ra trường và tìm được việc làm.

Không phải “quỹ đen” nào cũng đen như cái tên của nó. Có đôi khi, ngân sách bí mật này lại trở thành chiếc “chìa khóa” giúp cho bạn và gia đình vượt qua  những tình huống ngặt nghèo về tài chính.

Bài: Kim Ngọc

 

Lập quỹ đen như thế nào?

Trước hết, “quỹ đen” cũng cần một kế hoạch nộp tiền vào đều đặn và thường xuyên như các quỹ chi tiêu khác của gia đình bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nộp vào và hãy tạm quên việc lấy ra. Để có thể tạm quên, bạn phải có hoạt động để khiến tiền “tự động” chuyển vào quỹ. Hiện nay, khá nhiều ngân hàng có hình thức tiết kiệm tích lũy, thời gian đáo hạn tương đối dài, từ 1 – 10 năm và thậm chí kéo dài hơn. Cách đơn giản nhất là bạn mở sổ tiết kiệm dạng này và đăng ký dịch vụ trích tiền tự động từ tài khoản hưởng lương qua tài khoản tiết kiệm. Số tiền mỗi tháng không được dưới 200.000 đồng (theo quy định của các ngân hàng) nhưng cũng không nên quá 10% lương tháng của bạn (để không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách chi tiêu hàng tháng cho bạn và gia đình). Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một tài khoản ngân hàng khác và dùng dịch vụ chuyển khoản trực tuyến để hàng tháng khi nhận lương, bạn “cắt” ngay khoản tiền trong tài khoản chính sang tài khoản “quỹ đen”.

 

1

 

Mỗi khi có được những khoản tiền thưởng bất ngờ không quá lớn, bạn hãy chuyển ngay chúng vào quỹ đen và làm điều tương tự khi có thể “nhịn” mua một chiếc váy đầm đắt tiền mà bạn sẽ rất ít khi sử dụng. Nhớ cất kỹ chiếc thẻ/quyển sổ tiết kiệm này để ý nghĩ sử dụng chúng không “lởn vởn” trong đầu bạn.

 

Sử dụng quỹ đen hợp lý

Điều lý tưởng là có thể chờ cho đến khi “quỹ đen” đáo hạn. Khi ấy, bạn sẽ được hưởng thành quả ngọt ngào sau 5 năm, 10 năm tích cóp. Từ những khoản tiền rất nhỏ hàng tháng, bạn đã có một ngân sách riêng để làm được những việc không nhỏ. Tuy nhiên, có những tình huống đặc biệt, bất ngờ xảy đến mà quỹ dự phòng của gia đình bạn không kham nổi như ốm đau, tai nạn, mất việc... thì “quỹ đen” có thể trở thành quỹ “cứu trợ”.

 

3

 

Chị Hà Thu, kế toán của một công ty Dược tại Q.3, TP.HCM kể: “Khi tìm được việc làm là tôi đã nghe lời chị gái, làm ngay một cuốn sổ tiết kiệm thời hạn 5 năm và đăng ký dịch vụ trích tiền tự động. Rồi tôi cũng quên luôn nó khi tôi kết hôn, khi có con đầu lòng... Mọi việc cứ thế êm đềm cho đến khi tôi chuẩn bị sinh con thứ 2 thì chồng tôi mất việc. Còn hai tuần nữa là đến Tết mà tôi thì đang nghỉ thai sản, nhà không còn tiền nhưng chẳng thể nào đi vay mượn vào thời điểm năm hết tết đến. May sao tôi nhớ ra cuốn sổ tiết kiệm làm từ lúc còn độc thân của mình, còn 6 tháng nữa mới đến kỳ đáo hạn. Mang đến ngân hàng cầm chính sổ của mình để lấy trước 20 triệu, vậy là gia đình tôi đã có một cái Tết tạm ổn”.

 

Ai nên biết về quỹ đen?

“Có nên cho chồng biết về quỹ đen hay không?” câu trả lời của chúng tôi là “Có”. Tuy nhiên, hãy nói với anh ấy rằng bạn có ý định sử dụng quỹ này vào mục đích chung của gia đình vào thời điểm 3 năm, 5 năm nữa. Số tiền mỗi tháng bỏ vào quỹ cũng không quá lớn và trích từ thu nhập của bạn. Vì thế tạm thời hãy để bạn toàn quyền với quỹ này. Chúng tôi tin rằng một người chồng tử tế và hiểu chuyện sẽ không làm khó người bạn đời của mình theo kiểu đòi phải có tên vào phần “đồng sở hữu”.

 

22

 

Người phụ nữ đang hạnh phúc, đang đầy đủ càng cần phải có “quỹ đen”. Đây là cách để bạn chuẩn bị cho những bất trắc bất ngờ xảy đến. Và nếu tài chính gia đình bạn ổn, hãy tiếp tục đáo hạn quỹ đen thêm một chu kì 5 năm, 10 năm.

 

Chồng có thể có quỹ đen không?
Có. Anh ấy cũng có thể trích dưới 10% thu nhập hàng tháng để bỏ vào quỹ này. Bạn cũng nên tin tưởng và tôn trọng quyết định của anh ấy nếu muốn anh ấy làm điều tương tự với mình.

 

 

Top
Top