• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Nên và không nên cho trẻ ăn gì?

17/08/2017 08:48 GMT+7

Các ông bố bà mẹ thường loay hoay không biết nên cho trẻ ăn gì để đủ dinh dưỡng và an toàn, cũng như cần tránh những loại thức ăn nào. Dưới đây là một số lưu ý về thực phẩm cho trẻ nhỏ mà các phụ huynh cần biết

(Lược dịch từ www.thelist.com)

 

Quả bơ

 

F1

 

Giàu Omega-3, mềm, dễ chế biến và có vị béo, quả bơ là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể trộn bơ với chuối, xay sinh tố... cho trẻ thưởng thức.

 

Thịt

 

F2

 

Thịt là nguồn cung cấp sắt và các axit amin thiết yếu cho trẻ, các ông bố bà mẹ có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại thịt như gà, heo, bò, cừu... Nếu gia đình ăn chay, có thể thay thế thịt bằng đậu hũ, đậu lăng, đậu lentil, ngũ cốc...

 

Cá hồi

 

F3

 

Trong cá hồi có chứa Omega-3, vitamin D và nguồn protein dồi dào. Bố mẹ nên lưu ý nấu cá hồi chín kỹ để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ.

 

Bơ đậu phộng

 

F4

 

Bệnh dị ứng với đậu phộng qua mỗi năm lại càng tăng, đặc biệt là ở Mỹ. Có 2 triệu trẻ em ở đây phải sống chung với căn bệnh này mỗi ngày. Vì thế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ ăn bơ đậu phộng quá sớm.

 

Trứng

 

F5

 

Trứng vẫn là nguồn protein dồi dào, hơn nữa lại còn dễ chế biến và không hề đắt đỏ. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng với thực phẩm này, thì tốt nhất vẫn nên hạn chế để trẻ ăn chúng.

 

Rau củ

 

F6

 

Khoai lang, bí, cà rốt và đậu là những loại thực phẩm cực kì tốt cho trẻ, chúng giàu chất xơ và các loại vitamin. Cách chế biến hiệu quả nhằm giữ lại chất dinh dưỡng của chúng là luộc hoặc hấp. Bố mẹ có thể nghiền nhuyễn với thịt để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

 

Trái cây

 

F7

 

Trẻ em vốn thích ngọt nên hãy cho trẻ ăn nhiều loại trái cây để có thêm vitamin và các enzim tiêu hoá. Một số loại trái cây tốt cho trẻ gồm táo, chuối, đu đủ, xoài...

 

Gạo

 

F8

 

Một nghiên cứu cho thấy trẻ ăn nhiều gạo, đặc biệt là gạo lứt có hàm lượng asen (thạch tín) trong nước tiểu cao hơn những trẻ không ăn. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo, trước khi trẻ lớn, nên thay thế gạo bằng các loại ngũ cốc khác như yến mạch, đậu... vào bữa ăn hàng ngày.

 

Mật ong

 

F9

 

Bố mẹ nên đợi đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ để cho trẻ ăn loại thực phẩm này. Trong mật ong có chứa một loại vi khuẩn C.botulium, có thể gây ngộ độc, khó thở và suy giảm chức năng cơ.

 

Nước trái cây

 

F10

 

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, khi bị ép lấy nước, một phần vitamin trong trái cây sẽ hao hụt. Việc uống nước trái cây khiến cho trẻ không hấp thụ được chất xơ từ phần thịt quả, mà chủ yếu chỉ là đường. Các bậc cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn trái cây toàn phần thay vì nước ép có hàm lượng đường cao và ít vitamin.

 

Nước lọc

 

F11

 

Đối với trẻ sơ sinh, thức ăn và nước uống chủ yếu vẫn nên là sữa mẹ. Nếu cho trẻ uống nước lọc quá sớm sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và ngộ độc vì hệ tiêu hoá của trẻ còn rất yếu.

 

Hot dog

 

F12

 

Trong hot dog có xúc xích chứa nhiều chất bảo quản và muối, không tốt cho cơ thể của trẻ. Nhiều trẻ em khi ăn xúc xích còn dễ bị ngạt thở vì chúng dai và khó nuốt.

 

Sữa động vật

 

F13

 

Hệ tiêu hoá non yếu của trẻ nhỏ chưa đủ khả năng để hấp thụ sữa động vật. Ngoài ra, hàm lượng protein cao trong sữa sẽ khiến thận của bé làm việc quá mức. So với sữa mẹ hoặc sữa bột, sữa động vật có ít vitamin C và các chất khoáng hoàn toàn khác.

 

Bắp rang

 

F14

 

Cấu trúc gồ ghề và khô của bắp rang có thể gây xước cổ họng của trẻ. Ngoài ra, các bé có thể dễ bị ngạt thở do những hạt bắp rang chưa chín và quá cứng.

 

Top
Top