• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Lí do duy trì giao tiếp bằng mắt khi trò chuyện rất khó khăn

26/12/2016 09:26 GMT+7

Tại sao bạn thường hay nhìn về một hướng khác khi nói chuyện? Việc tránh nhìn vào mắt người đối diện trong giao tiếp là một thói quen kì lạ, nhưng dường như nó lại xảy ra với tất cả mọi người.

 

(Dịch từ businessinsider.com)

 

shutterstock 148685213

 

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto Nhật Bản đã đưa ra một câu trả lời khá thú vị để giải thích cho hiện tượng này trong một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Cognition. Họ cho rằng việc duy trì giao tiếp bằng mắt đòi hỏi một mức độ cao về tinh thần và sử dụng tài nguyên não bộ.

Thế nên thỉnh thoảng khi nói chuyện, việc vừa tìm ra những lời nói kế tiếp vừa duy trì giap tiếp bằng mắt trở nên quá tải. Khi đó, ánh mắt của bạn sẽ chuyển sang một khoảng không khác, nhường chỗ để não bộ chọn ra những lời nói tiếp theo.

 

Dưới đây là những kết luận của nhóm nghiên cứu:

 

  • Như chúng ta đã biết, các nhóm từ đòi hỏi độ khó khác nhau. Và có nhiều lí do khiến người ta dành thời gian suy nghĩ để tiếp nối cuộc đối thoại.
  • Một số nhóm từ đòi hỏi độ khó cao vì có quá nhiều lựa chọn. Khi đó, bộ máy của não phải “chạy” lâu hơn để tìm ra từ mới, nhưng nó không khiến bạn mất đi suy nghĩ có ý thức.

Ví dụ: Thử tìm một động từ cho từ “cây kéo” Giờ hãy tìm một động từ cho từ “bóng”

Thông thường, với từ “cây kéo”, mọi người sẽ tìm ra nhanh hơn bởi vì chỉ có duy nhất một lựa chọn phù hợp, đó là từ “cắt”. Nhưng với từ “bóng” bạn có các từ như “đá”, “ném”, “bắt” và “chơi”.

 

shutterstock 191094593

 

  • Bên cạnh đó, nhiều nhóm từ không làm khó bạn trong việc lựa chọn, nhưng lại yếu về mặt liên kết nên bạn phải suy nghĩ một cách chú tâm để tìm ra một động từ đi kèm.

Vì vậy, nếu được cho từ “xe” bạn sẽ không quá khó để tìm ra từ “lái”. Nhưng với từ “lá” bạn phải nghiền ngẫm một chút trước khi nghĩ ra từ “rơi”.

  • Để nghiên cứu về vấn đề giao tiếp bằng mắt, nhóm những nhà khảo sát gồm 26 thành viên đã tham gia vào một trò chơi về các nhóm từ trong khi vẫn duy trì giao tiếp bằng mắt với một gương mặt đồ họa trên máy tính. Họ nhận ra rằng, giao tiếp bằng mắt khiến việc tìm từ trở nên khó hơn và tốn thời gian hơn. Tuy nhiên, nó chỉ đáng kể đối với những từ có liên kết yếu như từ “lá” và từ “rơi” – nhóm từ đòi hỏi suy nghĩ có nhận thức.

 

shutterstock 516352213

 

Điều đó có nghĩa là giao tiếp bằng mắt không trực tiếp can thiệp vào quá trình chọn từ, nhưng vẫn đòi hỏi trí lực để duy trì. Thế nên khi nói chuyện và phải tìm ra một từ đòi hỏi sự chủ động trong suy nghĩ, hai quá trình này xảy ra xung đột. Đó cũng là lí do bạn phải đưa mắt sang hướng khác.

Top
Top