• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Lễ hội của trăng

16/09/2015 10:30 GMT+7

Từ hàng ngàn năm nay, qua những câu chuyện kể hàng đê, những bà mẹ Việt Nam đã thổi vào lòng con trẻ tình yêu quê hương, nguồn cội, yêu những gì thánh thiện, giản dị và thân thương nhất của cuộc sống này. Tiếp nối truyền thống đó, tạp chí Thời Trang Trẻ xin giới thiệu những câu chuyện mà các bà mẹ có thể kể cho con mình hàng đêm. Dưới đây là câu chuyện mà nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đã thì thầm với hai đứa con của chị trong những năm tháng sống xa Tổ quốc.

Nguyễn Phan Quế Mai

 

Con yêu của mẹ, ông ngoại của con kể rằng, ngày xửa ngày xưa, một lần khi dạo chơi ở hạ giới, Ông Trời được những người nông dân thết đãi bánh đa. Những chiếc bánh giòn tan, béo ngậy khiến Ông Trời vô cùng thích thú. Ôm lấy một chồng bánh đa, Ông Trời thong dong đem chúng về trời. Trên đường đi, chiếc bánh đa tròn nhất và tinh nghịch nhất trườn khỏi tay Ông Trời. Lơ lửng trên không trung, chiếc bánh đa ấy trở thành mặt trăng.

 

23516

 

Vốn nghịch ngợm, chiếc bánh-đa-mặt-trăng nhìn xuống lũ trẻ trên quả đất và quyết định biến hóa hàng đêm để trêu ngươi chúng. Có lúc trăng chỉ là một vệt sáng mỏng manh, có lúc nó cong mình như một lưỡi liềm. Có lúc trăng là một miếng bánh tròn xoe bị ai đó cắn đi một góc. Có lúc trăng vành vạnh như một mâm xôi đầy, sáng rực cả không trung.

Con có biết không, ở làng quê của mẹ, bọn trẻ ngày xưa cả tháng trời trông ngóng những đêm sáng trăng. Lúc đó, cả làng không còn tù mù tối bởi leo lét những ngọn đèn dầu. Dưới ánh trăng, tất cả trở nên đẹp huyền diệu. Con đường làng ngập ghềnh giờ đây được phủ một dải lụa sáng trắng, dịu dàng. Mặt ao lao xao sóng vỗ, lấp lánh ánh trăng. Những con cá nhảy lên lấp loáng. Ánh trăng tràn ngập trên những vòm cây đang xào xạc lá. Những cánh đồng, thảm cỏ tối thẫm giờ đây cũng được tắm gội trong ánh sáng.

Ánh trăng gọi tất cả bọn trẻ con ùa ra khỏi nhà, tụ tập trước sân đình. Khoảng sân rộng lát gạch nay đã được ánh trăng dát vàng, nhộn nhịp như vào hội. Mẹ hăm hở lao mình vào những trò chơi. Nào là bịt mắt bắt dê, nhảy dây, lò cò, trốn tìm, ô ăn quan, nu na nu nống, rồng rắn lên mây. Không gian nổ tung trong tiếng cười, tiếng cãi nhau chí chóe.

Chẳng biết từ khi nào, bọn trẻ làng mẹ có một trò chơi độc đáo vào mỗi đêm trăng: nắm tay xoay tròn. Cả bọn xếp thành hai hàng thưa, đứng quay mặt vào nhau. Khi trò chơi bắt đầu, mỗi đứa đưa hai tay thẳng ra trước ngực, nắm lấy tay của đứa đứng trước mặt, chụm châm vào giữa, rồi ngả người ra sau. Cùng đếm 1,2,3, tất cả các cặp đôi xoay vòng, xoay vòng, xoay tít. Đất trời cũng xoay theo, tiếng cười cũng xoay theo. Cặp đôi nào xoay lâu nhất sẽ thắng cuộc. Có đôi lúc, một cặp đôi mải mê xoay, xoay mãi, xoay mãi, lăn đùng xuống cả mặt ao lấp loáng ánh trăng. Cả bọn được trận cười vỡ bụng khi lội xuống chiếc ao ấy để kéo chúng lên.

Chơi xong, cả bọn ngồi bệt dưới sân, nhấp nháp những quả ổi, quả khế chua và giòn tan. Nhìn lên mặt trăng vành vạnh với một mảng sẫm màu như cây đa, cả bọn lại thi nhau kể chuyện về sự tích cây đa và hình người ngồi dưới gốc đa.

Và khi gió heo may lành lạnh thổi về, bầu trời thu xanh ngắt, nắng vàng ươm rải khắp nẻo đường, mẹ và chúng bạn lại háo hức chuẩn bị cho lễ hội của trăng – Tết Trung Thu.

Những khoảng sân làng mình lúc ấy lại thấp thoáng màu xanh của tre. Ông ngoại con ra vườn sau chọn cây tre đẹp nhất, chặt xuống và đặt trước sân nhà.

 

mua-lan-tet-trung-thu

 

“Bọn trẻ năm nay thích lồng đèn gì nhỉ?” ông hỏi.

“Một con gà trống ạ!” Bác Cả hào hứng nói.

“Con muốn có một con cá đang bơi, có khó quá không cha?” Bác Hai bồn chồn chạm vào màu xanh mướt của tre.

“Còn con, con muốn một ngôi sao màu đỏ! Cha làm cho con trước nhé!” Mẹ cất giọng nài nỉ.

Ông ngoại của con mỉm cười. “Cha làm gì cũng được, miễn có các con ở bên. Nào, các con hãy giúp cha một tay.”

Mẹ và hai bác hăm hở gật đầu. Dùng một chiếc cưa, ông và bác Cả xẻ cây tre thành những khúc tre có độ ngắn dài khác nhau. Rồi ông chẻ tre với một con con dao to và sắc.

Ngồi bệt xuống đất, mẹ và hai bác dùng những con dao nhỏ để chuốt những thanh tre, giúp chúng thon thả và dẻo dai hơn. Những bông hoa tre nở ra trên tay mẹ. Mùi tre thoang thoảng, thơm ngát.

Bàn tay khéo léo của ông uốn cong những thanh tre, tạo thành bao hình thù sống động. Đầu tiên là ngôi sao năm cánh kiêu hãnh, rồi đến con cá đang vươn mình bơi về phía trước, và cuối cùng là một chú gà trống đang ngẩng cao đầu.

Cắt những tờ giấy ni-lông màu mỏng manh, mẹ và hai bác con dán chúng lên những thanh tre, để biến ngôi sao, con cá và chú gà trống thành những cây đèn Trung Thu rực rỡ sắc màu.

Đêm Trung Thu dần đến… Chiều về cũng là lúc cả bọn trẻ trong xóm ngập tràn trong cảm giác lo lắng, bồn chồn. Thỉnh thoảng ngước nhìn trời, đứa nào cũng thầm mong đêm nay trời quang mây tạnh. Rồi hoàng hôn buông, cả bầu trời ửng màu xanh hồng phơn phớt. Mặt trăng nhô lên ở phía chân trời – tròn như một mâm xôi đầy ắp ánh sáng. Trời chưa tối hẳn, mẹ và hai bác đã diện bộ quần áo đẹp nhất, sẵn sàng đi rước đèn. Giữa ngực của ba chiếc lồng đèn, nhữnng ngọn nến rực lên như những trái tim cháy đỏ.

Khi màn đêm buông, dưới ánh trăng lồng lộng, đường làng mình nhấp nhô những cây đèn Trung Thu đang nối đuôi nhau chạy tới sân đình. Những bài hát cũng nối đuôi nhau, cho đến khi gặp nhau, hóa thành những tiếng reo vui, tiếng cười khúc khích. Những ngọn đèn đẹp nhất, lung linh nhất bao giờ cũng được giương cao, để bọn trẻ trong làng đứng quanh chiêm ngưỡng, trầm trồ tán thưởng.

Đến sân đình, cả bọn tụ lại với nhau, rồi xếp hàng rồng rắn cùng nhau rước đèn qua những con đường làng dịu mát ánh trăng thanh. Vừa đi, tất cả vừa hát vang những bài hát Trung Thu vui nhộn. Những tiếng hát bay lên, át hẳn tiếng côn trùng rả rích. Những tiếng hát gọi người lớn cùng ra đường, đứng hai bên bờ dậu mỉm cười, hoặc cùng vỗ tay hát vang.

Rước đèn xong, mẹ và chúng bạn quay trở lại sân đình. Những chiếc đèn Trung Thu được cắm quanh dải đất mềm vốn chạy vòng quanh sân, tạo thành một vòng vuông lung linh ánh sáng. Ở giữa, cả bọn ngồi bệt, cùng bày biện mâm cỗ Trung Thu. Đứa thì góp quả bưởi vừa hái từ vườn nhà, đứa vài trái ổi chín mọng, đứa thì đặt vào mâm cỗ vài thanh kẹo vừng hoặc một vốc lạc rang. Trong khoảnh khắc diệu kì đầy ắp yêu thương và sự sẻ chia ấy, tất cả cùng ngắm trăng và phá cỗ. Mẹ chẳng nhớ mình được ăn bánh Trung Thu, chỉ nhớ vị ngọt của những tép bưởi mùa thu đang tan trên đầu lưỡi.

Con ạ, con có thấy bầu trời thật đẹp mỗi khi trăng sáng không? Ở thành phố của mình, trăng lẻ loi vì có rất ít những đứa trẻ còn nhớ đến nó. Con đừng quên tìm trăng hàng đêm, con nhé.

Nào, bây giờ, con yêu của mẹ, con đã có những kỷ niệm Trung Thu đáng nhớ nhất? Con hãy kể cho mẹ nghe, con đồng ý chứ?

 

Lễ hội của tuổi thơ.
Mỗi người mẹ sẽ có một ký ức riêng về một đêm trăng rằm tháng Tám. Từ câu chuyện của Quế Mai, bạn cũng có thể sáng tạo để có được một câu chuyện của riêng mình, để thì thầm bên tai con yêu trước khi con chìm vào giấc ngủ ngon. Hãy gieo cho con những hạt mầm yêu thương nguồn cội, qua những câu chuyện nhỏ diệu kỳ như thế này nhé.

 

 

Top
Top