• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Ăn cả 5 giác quan, mỹ vị đẹp mắt, thanh tao nhẹ nhàng với món ăn Tết

Tiffany Trần
lamthuyanh85@yahoo.com
23/01/2023 16:00 GMT+7

Món ăn đón năm mới của người Nhật, người Hoa luôn mang lại những xúc cảm mỹ vị đẹp mắt. Từ món salad cá sống hấp dẫn, món chính trong các bữa tiệc năm mới với âm gọi "lo hei" - tung lên (tiếng Quảng Đông) biểu tượng của sự thịnh vượng, đến ẩm thực Osechi ryori, phần không thể thiếu trong ngày Tết của người Nhật chào đón vị thần của năm mới, người mang lại hạnh phúc trong năm mới.

Tụ tập những người thân yêu và tung tăng đón một năm mới Quý Mão thịnh vượng bên những món ăn mỹ vị đẹp mắt của người châu Á trong những ngày Tết Nguyên đán này.

Món salad cá tươi yusheng

Món salad cá sống đầy màu sắc này là biểu tượng của sự thịnh vượng: đầu tiên các nguyên liệu mang âm hưởng tốt lành được thêm vào, sau đó được ném và trộn từ độ cao để mang lại may mắn.

Bạn sẽ thấy yusheng thường được thưởng thức trong các hộ gia đình người Hoa ngày nay ở các nước trên thế giới. Nhưng món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc khoảng 2.000 năm trước.

Mọi người bắt đầu ăn những lát cá sống từ thời nhà Chu và cộng đồng người Hoa hải ngoại, cụ thể là người Quảng Đông và Triều Châu đã mang tập tục này đến những bờ biển đầy nắng. Theo thời gian, yusheng được thưởng thức trong ngày đầu tiên đón chào năm mới âm lịch và đã phát triển thành một món ăn chính trong các cuộc tụ họp gia đình.

Có nhiều lý do khiến yusheng được yêu thích như vậy, nó là một món ăn nhỏ giọt với nhiều ý nghĩa.

Bản thân cái tên này có nghĩa như "phát triển dồi dào", mỗi thành phần được thêm vào không chỉ vì hương vị và sự hấp dẫn về mặt thị giác, mà còn vì ý nghĩa biểu tượng tốt lành của nó. Khi chế biến Yusheng, các cụm từ may mắn sẽ luôn đi kèm với mọi phần bổ sung trong thực đơn, bao gồm: Nian Nian You Yu (dành cho cá thái lát hoặc hải sản, có nghĩa là ngày càng phong phú), Cai Yuan Guang Jin (cho dầu, mang lại sự giàu có), Da Ji Da Li (bưởi hoặc chanh, mang lại may mắn), Hong Yun Dang Tou (cà rốt bào sợi, chúc bạn may mắn trong cuộc sống), Bian Di Huang Jin (cho bánh quy vàng, ám chỉ vàng trên mặt đất, biểu thị sự giàu có), Sheng Yi Xing Long (cho hạt vừng, cầu phúc cho công việc làm ăn phát đạt), Zhao Cai Jin Bao (cho hạt tiêu và gói ngũ vị hương, để mang lại kho báu lớn hơn), Tian Tian Mi Mi (cho nước sốt mận, để làm dịu mối quan hệ giữa những người thân yêu).

Yusheng có nghĩa là một món ăn ăn mừng, náo nhiệt để giúp đánh dấu một năm mới an lành, thịnh vượng.

Sau khi những thành phần này đã được thêm vào, niềm vui thực sự bắt đầu. Được trang bị đũa, mọi người tập hợp lại (cũng là dấu hiệu của sự hòa hợp) để tung nguyên liệu; ném càng cao, may mắn càng lớn cùng với đó là nói lên những lời chúc mừng của bạn cho năm mới.

Osechi, món ăn truyền thống ngày Tết giàu dinh dưỡng, dễ bảo quản

Osechi là những món ăn tết truyền thống đặc biệt hầu như chỉ được nấu vào ngày Tết Nguyên đán Nhật Bản.

Với người Nhật, món ăn ngày Tết không chỉ ngon mà yêu cầu về thị giác cực cao. Những món ăn có đầy đủ màu sắc khác nhau, chỉ nhìn thôi đã thấy đẹp mắt, sau khi nấu xong Osechi sẽ được đựng trong các hộp đặc biệt gọi là "jubako", giống như hộp bento.

Món ăn được phục vụ trong hộp hình vuông nhiều tầng được sơn đen bên ngoài và đỏ bên trong. Nó chứa đầy ước muốn rằng các lễ kỷ niệm sẽ đến lặp đi lặp lại.

Mặc dù có sự khác biệt tùy theo khu vực, nhưng tất cả các món sẽ được sắp xếp theo quy tắc, được xếp chồng lên nhau. Món "Ichinoju'' trên cùng là món ăn mừng (cá), "Kuchitori'' và "Ninoju'' phục vụ như đồ ăn nhẹ với rượu sake. Đồ nướng và đồ ăn ngâm giấm, "san no ju'' thường bao gồm hải sản nướng và đặc sản vùng núi, còn "yo (4) no ju'' thường bao gồm các món ninh nhừ. Ở vùng Kanto, có ba loại món ăn mừng được gói trong một lớp duy nhất: đậu đen, "kazunoko'' và "tazukuri''. Ở Kyoto và vùng Kansai, đậu tương đen, trứng cá trích và ngưu bàng tataki là phổ biến.

Mỗi món ăn Osechi có một cái tên tốt lành, mang những ý nghĩa, thông điệp khác nhau để chào đón năm mới.

Các món trong Osechi được nấu nướng cầu kì mang đầy đủ cả vị mặn, chua, vị ngọt và được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để dùng trong suốt ba ngày tết ở Nhật Bản, nó còn có ý nghĩa sâu xa hơn, giúp cho những người nội trợ trong gia đình đỡ mệt hơn khi liên tục phải chuẩn bị những món ăn cầu kì và số lượng món khá nhiều, không bị phụ thuộc vào những cửa tiệm, nhà hàng trên khắp nước Nhật Bản đã đóng cửa nghỉ Tết.

Tùy từng khẩu vị của mỗi gia đình để người nội trợ cho vào hộp, nhưng phổ biến nhất vẫn là cá, tôm, đậu đen, hạt dẻ, khoai tây nghiền... và khá ngọt so với khẩu vị người Việt.

Cá đại diện cho sự may mắn, rong biển tượng trưng cho những niềm vui sẽ tới, muốn đông con cháu hơn thì có món trứng cá trích, trường thọ như tôm và nhiều tài nhiều lộc như rau…

Người Nhật thưởng thức trứng cá trích - Kazunoko vì trứng cá trích mang màu vàng óng ả này vào ngày Tết năm mới với ý nghĩa và cầu mong cho sự phú quý, thịnh vượng sẽ tới với gia đình trong năm mới. Cá trích được đánh giá cao cùng kết cấu giòn độc đáo, là một trong những món ăn phổ biến nhất trong Osechi Ryori.

Bánh Mochi đã có từ rất lâu đời, đây là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ tết, sum họp gia đình của người Nhật Bản.

Bánh Mochi không chỉ được ưa chuộng bởi người Nhật mà nó còn rất nổi tiếng trên quốc tế, là món ăn "quốc hồn quốc túy" của người dân xứ mặt trời mọc. Được chế biến cực kỳ công phu, linh hoạt. Những nghệ nhân nhào bánh, đập bánh với tốc độ "ánh sáng", sự phối hợp ăn ý phải đạt đến cảnh giới, lệch một chút sẽ hỏng nguyên cả hệ thống sản xuất.

Người Nhật "ăn bằng mắt" và điều này được thể hiện từ một hộp bento tạo hình dễ thương cho đến cách sắp xếp tỉ mỉ từng miếng cải bào, từng khối wasabi của những nhà hàng lớn.

Ẩm thực của xứ sở mặt Trời mọc, ai đã từng thưởng thức cũng sẽ có một ấn tượng đặc biệt về những món ăn đầy mỹ vị đẹp mắt đến choáng ngợp, đặc biệt là món ăn dành cho ngày Tết Nguyên đán quá hoàn hảo, tinh tế từng milimet.

Bài viết với sự hỗ trợ chuyên môn và hình ảnh của Nga Dương (travel blogger đã và đang sinh sống tại Tokyo Nhật Bản).
Ảnh: Nga Dương, Instargram raffleshotelsingapore& yirestaurant

Top
Top