• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ

Tiffany Trần
lamthuyanh85@yahoo.com
26/03/2024 18:00 GMT+7

Các thực khách và người yêu ẩm thực có dịp khám phá câu chuyện văn hóa ít người biết về đặc sản ẩm thực của xứ rừng ngập mặn Cần Giờ cùng các nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực.

Rừng ngập mặn Cần Giờ sở hữu hệ sinh vật độc đáo, sinh trưởng tự nhiên, ít sự can thiệp của con người. Dòng chảy của mạng lưới sông rạch ở đây có tính chu kỳ và được xem là "nhịp đập" bơm mạch sống cho mảnh đất này. Đặc biệt, có những loại nguyên liệu còn thay đổi hương vị theo chu kỳ con nước, theo mùa hay thậm chí là theo khung giờ trong ngày. Bản sắc này được phản ánh trong cách sử dụng nguyên liệu và hương vị của nền ẩm thực Cần Giờ. Tọa đàm món ngon Cần Giờ giới thiệu 3 món đặc sản mà chỉ ở Cần Giờ mới có.

Gỏi lá kìm, khô cá Lẹp Sơ

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 1.

Món ăn làm với lá kìm, một đặc sản Cần Giờ, có kết cấu giòn, hơi mọng, mặn nhẹ, riêng vị chua và chát sẽ thay đổi theo mùa, thời điểm hái trong ngày

@Nhà hàng Mặn Mòi

Cá lẹp vàng Lẹp Sơ được biết đến là món đặc sản thơm ngon, đậm đà của miền sông nước Nam bộ. Cá lẹp là loài cá có thân hình mỏng, được ngư dân đánh bắt bởi ruột sạch, rất thơm và béo. Loài cá đặc biệt này thường tập trung kiếm ăn ở tầng mặt nước vào ban đêm và lặn xuống nước sâu khi mặt trời lên và sống ở vùng cửa biển, ngập mặn.

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 2.

Con cá Lẹp Sơ được làm sạch, phơi khô rồi chiên giòn, đem trộn với lá kìm, nước mắm chua ngọt

@Nhà hàng Mặn Mòi

Lá kìm có vị chua và hơi chát rất "đưa cay" khi trộn với nước mắm pha ngọt. 

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 3.

Món ăn được chế biến đơn giản này thể hiện đậm nét phong vị dân dã của bữa ăn người dân Rừng Sác

@Nhà hàng Mặn Mòi

Gỏi lá kìm làm đơn giản. Người dân Cần Giờ hái lá kìm xanh non nhặt bỏ phần cuống, rửa sạch vớt ra rổ để cho ráo nước. Gỏi lá kìm ngon hay không phụ thuộc vào cách làm nước mắm trộn gỏi. Lá kìm có vị chua chua và hơi chát nên nước mắm pha phải ngọt ngọt một chút. Nước mắm sau khi trộn theo liều lượng hợp lý, chan vào lá kìm, trộn đều. Có khi không cần trộn, khi ăn người thưởng thức sẽ tự trộn lấy. Rắc thêm tí hành phi, ít ớt là xong.

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 4.

Đưa một miếng gỏi vào miệng, đầu lưỡi bạn sẽ cảm nhận được ngay một chút vị chua và chát từ lá lìm kìm, hòa quyện cùng với vị ngọt từ miếng cá

@Nhà hàng Mặn Mòi

Lẩu ba khía lá buôi 

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 5.

Món lẩu ba khía lá buôi ngon miệng đậm vị là đặc sản của người dân Cần Giờ sau ngày dài chèo lội trên sông rạch

@Nhà hàng Mặn Mòi

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 6.

Ba khía là sản vật đặc trưng của vùng rừng ngập mặn. Ngoài làm mắm, thịt ba khía còn được làm món lẩu với riêu ba khía béo thơm và ngọt thanh

@Nhà hàng Mặn Mòi

Đặc biệt, ở Cần Giờ, món lẩu ba khía được phục vụ kèm với lá buôi có vị bùi, giàu dược tính, nhúng càng chín kỹ ăn càng ngon. Lá buôi còn được gọi vui là "rau bộ đội" bởi trong chiến tranh, lá buôi gắn với bữa ăn của lực lượng bộ đội đặc công Rừng Sác, sau được người dân địa phương chế biến thành đa dạng các món ăn ngon khác nhau trong bữa cơm hằng ngày... Món lẩu ba khía lá buôi ngon miệng đậm vị là đặc sản của người dân Cần Giờ sau ngày dài chèo lội trên sông rạch.

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 7.

Nhà hàng Mặn Mòi không chỉ giới thiệu đặc sản ẩm thực mà còn mở ra cảm hứng khám phá câu chuyện văn hóa bản địa gắn với ý nghĩa sinh thái, lịch sử của một vùng đất độc đáo thuộc Sài Gòn, qua góc nhìn từ các nghệ nhân ẩm thực và người làm công tác du lịch tại Cần Giờ

@Nhà hàng Mặn Mòi

Vịt biển Cần Giờ nướng 

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 8.

Vịt biển Cần Giờ còn gọi là vịt đầm lầy hoặc vịt không mỡ. Đây là những con vịt biển được nuôi thả tự nhiên trong hệ thống đầm nước mặn của Vàm Sát

@Nhà hàng Mặn Mòi

Thức ăn của chúng là tôm cua chết hoặc yếu trong các đầm thủy hải sản. Điều này giúp cho việc nuôi tôm cua cũng ngăn được dịch bệnh. 

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 9.

Đặc biệt, dưới lớp da của chúng rất ít mỡ. Mỗi con có trọng lượng từ 2 - 3 ký

Lệ Thủy Trần

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 10.

Được chế biến từ giống vịt biển lông đen nổi tiếng của riêng Cần Giờ, khi nướng lên, lớp da chuyển sang màu nâu bánh mật, giòn rụm dùng kèm với sốt chấm riêng dậy mùi tiêu sả

Lệ Thủy Trần

Khám phá văn hóa ẩm thực bản địa Sài Gòn từ rừng ngập mặn Cần Giờ- Ảnh 11.

Món vịt biển Cần Giờ ăn kèm với xôi chiên rất hợp vị, theo gợi ý từ chuyên gia ẩm thực Chiêm Thành Long

Lệ Thủy Trần

Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện tại là một địa chỉ du lịch đầy tiềm năng để khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, tuy nhiên cũng đang đứng trước không ít thách thức về các vấn đề đe dọa sinh thái địa phương. Và sự kiện như tọa đàm Món ngon Cần Giờ như một cách tôn vinh giá trị thiên nhiên và văn hóa bản địa, gợi thêm cảm hứng bảo tồn và khám phá các vùng đất địa phương giàu bản sắc, cũng giữ gìn giá trị gốc rễ của ẩm thực Việt, không biến tấu hay phá cách.   

Top
Top