Tên lửa chống tăng Kornet của Nga thể hiện ra sao trong xung đột Ukraine?

Tên lửa chống tăng Kornet của Nga thể hiện ra sao trong xung đột Ukraine?

Linh Trương
Linh Trương
29/09/2023 16:35 GMT+7

Các kíp lái hiểu rằng trước tên lửa chống tăng Kornet, phương tiện bọc thép dù của Liên Xô hay phương Tây cũng đều có thể bị xuyên thủng.

Hai xe tăng Challenger 2, loại xe tăng chưa từng bị đánh bại trong giao chiến trước đây, đã bị bắn hạ ở Ukraine. Giới quan sát quân sự phải gọi tên Kornet, hệ thống tên lửa chống tăng di động của Nga.

Các đội "săn tăng", mang bệ phóng Kornet trên một xe địa hình nhỏ gọn, đóng vai trò quan trọng trong thế trận phòng thủ của Nga trước cuộc phản công của Ukraine ở miền đông và miền nam.

Kornet không phải là loại vũ khí mới, mà đã có mặt trong những cuộc xung đột ở Trung Đông trong hơn 2 thập niên qua. Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet là hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển, dùng cho các cuộc tấn công mục tiêu ở cự ly tối đa 5.500 m với đầu đạn 2 tầng nổ (tandem) có khả năng xuyên qua lớp giáp xe tăng dày 1.200 mm.

Phiên bản mới cập nhật Kornet-D, được thiết kế để gắn trên xe, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10.000 m và xuyên thủng lớp giáp dày 1.300 mm.

Tên lửa Kornet thường được sử dụng cho mục đích đánh bại lớp giáp phản ứng nổ thường được trang bị trên các dòng xe tăng hiện đại. Tổ hợp này cũng có một tính năng đặc biệt là bắn liên tiếp hai tên lửa, khiến đối phương không có nhiều thời gian đối phó.

Không chỉ là thứ vũ khí chống tăng hiệu quả, Kornet còn có thể được sử dụng để phá hủy các tòa nhà và công sự.

Trước đó, khi Mỹ tấn công Iraq năm 2003, ít nhất 2 xe tăng M1 Abrams và 1 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ đã bị tên lửa Kornet phá hủy. Ngoài ra, các tay súng Hezbollah cũng đã sử dụng Kornet hạ xe tăng chủ lực Merkava của Israel trong cuộc xung đột ở Iraq và Liban năm 2006.

Truyền thông ước tính giá một tên lửa Kornet vào khoảng 26.000 USD/chiếc vào năm 2019. Đây thực sự là một "món hời" khi có thể hạ gục xe tăng Abrams trị giá hơn 10 triệu USD.

Át chủ bài chống tăng của Ukraine là tên lửa vác vai FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất. Khác biệt chính giữa Kornet và Javelin là hệ thống dẫn đường.

Tên lửa Kornet được dẫn đường bằng laser, và phải đảm bảo mục tiêu luôn nằm trong tầm ngắm của module xác định mục tiêu. Trong khi đó, Javelin là vũ khí "bắn và quên", tức là khả năng tự xác định mục tiêu.

Tuy nhiên, tầm bắn của Kornet (5.500m) lớn hơn nhiều so với Javelin (2.500 m) và có thể xuyên qua lớp giáp dày. Bên cạnh đó, tên lửa Kornet cũng có thể sử dụng cho cả mục đích chống xe bọc thép lẫn tấn công công sự

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.