Dùng thuốc trị loãng xương quá lâu có thể 'lợi bất cập hại'

03/08/2017 16:01 GMT+7

Nghiên cứu mới cho thấy những loại thuốc dùng để củng cố xương trên thực tế có thể mang đến tác dụng ngược lại.

Theo báo Daily Mail, dùng thuốc biphosphonate trong hơn 5 năm làm thay đổi cấu tạo của xương, khiến nó dễ bị thương tổn hơn.
Các loại thuốc bao gồm Fosamax, Boniva và Reclast bảo vệ hàng triệu bệnh nhân khỏi nguy cơ gãy xương tiềm tàng, nhưng việc sử dụng chúng lâu dài có thể làm gián đoạn quá trình tái tạo xương tự nhiên của cơ thể và khiến những phần xương cũ hơn trở nên cứng và giòn hơn, qua đó làm gia tăng nguy cơ gãy xương.
Phụ nữ lớn tuổi là đối tượng chịu rủi ro cao nhất, theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Cornell ở New York (Mỹ).
Giáo sư Eve Donnelly và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 50 phụ nữ tuổi từ 65-93 và nhận thấy việc sử dụng thuốc trị chứng loãng xương có thể khiến xương bị khoáng hóa và cứng hơn.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị các bệnh nhân sử dụng biphosphonate trong 3-5 năm. Nhưng một số đối tượng trong cuộc nghiên cứu trên dùng thuốc lâu đến 8 năm.

tin liên quan

Ăn gì khi bị đau dạ dày?
Chuối. Đây là thực phẩm thân thiện với dạ dày, bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng a xít trong dịch dạ dày, đồng thời giảm nguy cơ viêm, sưng phồng đường ruột. 
“Nó giống như con dao 2 lưỡi. Ngăn chặn tình trạng mất xương là điều cực tốt nhưng các loại thuốc được dùng cũng sẽ làm chậm quá trình tự nhiên này, vốn tạo điều kiện cho việc thay xương”, giáo sư Donnelly nói.
Phát hiện của họ mở ra khả năng thay đổi cách thức điều trị chứng loãng xương.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.