Bỏ thói quen ăn nhanh để ngừa nhiều bệnh

15/11/2017 16:01 GMT+7

Theo nghiên cứu mới, ăn quá nhanh có thể làm tăng kích thước vòng eo, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ, theo Medical News Today.

Kết quả nghiên cứu được trình bày gần đây tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2017, tổ chức tại California cho thấy việc ăn nhanh có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ tim mạch của một người.

tin liên quan

Chớ ăn nhanh nuốt vội
Đồ ăn nhanh thường chứa lượng calo cao trong khi lại cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng và tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu bạn lạm dụng.
Tiến sĩ Takayuki Yamaji - bác sĩ tim mạch của Đại học Hiroshima (Nhật Bản) - là tác giả chính của nghiên cứu, đã kiểm tra hơn 1.000 người tham gia trong vòng 5 năm.
Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa tốc độ ăn và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trong việc tạo ra các yếu tố nguy cơ đối với các chứng bệnh tim mạch nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm cao huyết áp, triglyceride cao, hoặc chất béo trong máu, lượng đường huyết cao, mức cholesterol tốt "thấp" và vòng eo lớn.
Ngày càng có nhiều người mắc hội chứng trên do tăng tỷ lệ béo phì tổng thể, theo cảnh báo của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH). Hiện nay, ước tính rằng hơn một phần ba (34%) dân số trưởng thành của Mỹ mắc hội chứng chuyển hóa.

tin liên quan

Thủng thực quản vì biểu diễn nuốt kiếm
Sau khi trình diễn ảo thuật bồ câu, nuốt rắn, xỏ dao lỗ mũi, dùng khoan máy khoan lỗ mũi, nhai bóng đèn... thì anh bắt đầu nuốt kiếm (cây kiếm dài 50 cm, bản rộng 2,5 cm)...
Trong tương lai, hội chứng chuyển hóa có thể vượt qua mức độ nguy hiểm của hút thuốc như là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho bệnh tim, theo NIH.
Tiến sĩ Yamaji và các cộng sự đã kiểm tra 1.083 người tham gia, trong đó 642 người là nam giới. Trung bình, những người tham gia đã được trên 51 tuổi. Những người này không có triệu chứng hội chứng chuyển hóa vào lúc bắt đầu nghiên cứu - năm 2008.
Những người tham gia cũng được chia thành ba nhóm, tùy theo tốc độ ăn uống của họ: người ăn chậm, người ăn bình thường và ăn nhanh.
Trong giai đoạn theo dõi 5 năm, 84 người đã mắc hội chứng chuyển hóa. Nhìn chung, tốc độ ăn uống cao hơn tương quan với tăng cân nhiều hơn, lượng đường trong máu cao hơn, mức lipoprotein mật độ thấp, cholesterol xấu, và vòng eo lớn hơn.
Những người ăn nhanh có khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa gần gấp đôi so với những người ăn uống bình thường. Cụ thể hơn, những người ăn nhanh có nguy cơ phát triển các yếu tố nguy cơ cao hơn 11,6% so với người bình thường là 6,5%. Trong khi đó, những người ăn chậm chỉ có 2,3% nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa.
Các nhà nghiên cứu kết luận: "Tốc độ ăn uống có liên quan đến chứng béo phì và tỷ lệ mắc của hội chứng chuyển hóa trong tương lai. Vì vậy, ăn uống là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa".
Tiến sĩ Yamaji khuyến cáo: "Ăn chậm hơn có thể là một thay đổi lối sống rất quan trọng để giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa. Khi ăn nhanh, chúng ta sẽ không cảm thấy no và thường bị ăn quá nhiều".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.