Nữ đại sứ Slovenia tại Nhật kêu gọi chống Hiệp định ACTA

04/02/2012 13:13 GMT+7

(TNO) Sau khi đại diện Chính phủ Slovenia ký Hiệp định Thương mại chống hàng giả (ACTA) hôm 26.1 vừa qua, nữ đại sứ nước này tại Nhật Bản Helena Drnovsek Zorko đã “chết ngợp” trong hàng tá email và cuộc gọi chỉ trích từ người dân quê nhà.

Theo Slashgear, bà Helena Drnovsek Zorko đã viết một lá thư xin lỗi người dân Slovenia đồng thời kêu gọi thực hiện những cuộc biểu tình trên quy mô lớn để chống lại Hiệp định ACTA vốn được cộng đồng mạng thế giới cho là bản sao của dự luật chống vi phạm bản quyền SOPA tại Mỹ.

Hồi cuối tháng 1 vừa qua, nhóm tin tặc Anonymous đã tấn công và làm tê liệt website của chính phủ Ireland sau khi nước này ký vào Hiệp định ACTA.

Về phần mình, trong lá thư có tiêu đề “Tại sao tôi ký ACTA” (Why I signed ACTA) đọc trước toàn bộ nhân viên đại sứ quán Slovenia tại xứ sở Phù tang và sau đó được công bố rộng rãi trên mạng internet, nữ đại sứ Helena đã gửi lời xin lỗi đến mọi người dân nước này, xin lỗi những đứa con của mình và khẳng định bản thân hoàn toàn đồng ý với mọi lời chỉ trích nhắm vào mình trong thời gian qua.


Hiệp định ACTA được xem là "biến tấu" của dự luật SOPA đang gặp nhiều tranh cãi tại Mỹ - Ảnh: Slashgear

Cạnh đó, bà Helena cũng cho biết, đây không phải là quyết định của cá nhân, thay vào đó bà thực hiện việc ký kết ACTA theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ ngoại giao Slovenia. “Đó là một phần công việc và bổn phận của tôi”, bà Helena chia sẻ.

Được biết, Hiệp định ACTA sẽ là cơ sở pháp lý để chính quyền các quốc gia tham gia thực hiện việc xử phạt các hành vi vi phạm bản quyền, sao chép nội dung số bất hợp pháp trên mạng internet.

Do đó, người dân tại nhiều quốc gia tham gia ACTA đã bày tỏ sự lo ngại về quyền tự do ngôn luận sẽ bị hạn chế cũng như việc họ sẽ bị kiểm duyệt gắt gao trong việc chia sẻ, trao đổi thông tin trên mạng internet.

An Huy

>> Đến lượt website chính phủ Mexico bị Anonymous tấn công
>> Chính trị gia Ba Lan đeo mặt nạ Guy Fawkes
>> Tin tặc Israel đổi giao diện website chính phủ Iran
>> Anonymous tấn công website chính phủ Ireland
>> Quốc hội Mỹ “treo” hai dự luật SOPA và PIPA
>> Tại sao thế giới internet chống SOPA?
>> Wikipedia đóng cửa một ngày để biểu tình
>> Megaupload bị đóng cửa, tin tặc tấn công FBI
>> Twitter trong tâm bão vì chính sách kiểm duyệt
>> Phản đối hai dự luật của Mỹ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.