TNO

Oanh tạc cơ Liên Xô rơi khi bay áp sát tàu sân bay Mỹ

16/04/2016 10:40 GMT+7

(Tin Nóng) Thời Chiến tranh Lạnh, máy bay Liên Xô thường bay theo dõi và cả áp sát tàu chiến Mỹ trên các đại dương, những phi vụ nguy hiểm này đôi khi dẫn đến tai nạn như lần chiếc Tu-16 rơi sau khi bay sát tàu sân bay Mỹ Essex ở biển Na Uy năm 1968.

(Tin Nóng) Thời Chiến tranh Lạnh, máy bay Liên Xô thường bay theo dõi và cả áp sát tàu chiến Mỹ trên các đại dương, những phi vụ nguy hiểm này đôi khi dẫn đến tai nạn như lần chiếc Tu-16 rơi sau khi bay sát tàu sân bay Mỹ Essex ở biển Na Uy năm 1968.

Theo The Aviationist ngày 14.4, vụ các tiêm kích Su-24 của Nga bay áp sát tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook trên biển Baltic mới đây là chuyện thường ngày thời chiến tranh lạnh, khi máy bay Liên Xô thường theo dõi mọi hoạt động của hải quân Mỹ. Nhưng cũng đôi lần các vụ bay áp sát nguy hiểm của Liên Xô kết thúc bằng tai nạn, như vụ oanh tạc cơ siêu thanh Tu-16 Badger rơi ở biển Na Uy năm 1968.

Theo đó, vào ngày 25.5.1968, khi tàu sân bay Mỹ USS Essex (CV 9) đang hiện diện trên vùng biển phía bắc Na Uy thì 1 chiếc oanh tạc cơ Tu-16 Badger xuất hiện, bay áp sát tàu sân bay Mỹ với độ cao chỉ 15 m. Sau khi bay qua lần đầu, chiếc Tu-16 quay lại làm một cú áp sát thứ hai cũng ở độ cao thấp và rất gần tàu sân bay. Và sau đó chiếc máy bay bị chết máy (có nguồn nói do cánh máy bay chạm mặt biển vì bay quá thấp) đâm thẳng xuống biển nổ tung, phi công đại tá Andrey Pliyev tử nạn.

Máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô
Sau khi bay áp sát tàu sân bay USS Essex của Mỹ trên biển Na Uy ngày 25.5.1968, chiếc Tu-16 của Liên Xô bị rơi, phi công thiệt mạng - Ảnh: Wikipedia

Clip do tàu sân bay Essex quay đã không được phổ biến, và mãi đến năm 2008 kênh truyền hình RT của Nga mới phát clip này, lấy từ Cơ quan lưu trữ quốc gia ở thủ đô Washington, Mỹ.

Tai nạn này cho thấy những phi vụ bay áp sát tàu chiến là nguy hiểm đến mức nào, và không phải phi công nào cũng có thể thực hiện được.

Tu-16 Badger do Liên Xô sản xuất từ năm 1954, có 2 động cơ phản lực hai bên thân, dài 34,8 m, sải cánh 33 m, mang được 9 tấn bom trong bụng cùng nhiều tên lửa chống hạm dưới cánh, và 6-7 khẩu pháo 23 mm ở đầu và đuôi máy bay. Tu-16 có tốc độ tối đa 1.050 km/giờ, tầm bay xa tối đa 7.200 km. Máy bay này có tổ lái 6-7 người.

Phía sau 1 chiếc Tu-16, phần đuôi bố trí 2 khẩu pháo 23 mm
Tu-16 tại bảo tàng không quân Monino ở Moscow, Nga - Ảnh: Wikipedia

Loại máy bay ném bom này từng được xuất khẩu sang một số nước. Nga ngưng sử dụng Tu-16 từ năm 1993. Trung Quốc vẫn còn dùng loại máy bay này chế tạo theo giấy phép của Liên Xô, với tên gọi H-6K.

Xem clip Tu-16 của Liên Xô rơi sau khi bay áp sát tàu sân bay Essex của Mỹ năm 1968:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.