Nông sản muốn đi xa, phải có sức khỏe tài chính

Đình Sơn
Đình Sơn
06/04/2023 17:27 GMT+7

Đó là khẳng định của ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng HDBank tại Tọa đàm "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 6.4.

Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng các nhà băng không mặn mà cho vay nông nghiệp. Ông Trần Hoài Phương cho biết, thời gian qua HDBank nỗ lực để cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, giúp doanh nghiệp có nguồn tiền làm hàng xuất khẩu cũng như tín dụng cho các nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp xuất . Ngân hàng cũng tư vấn giúp doanh nghiệp xuất khẩu làm sao để hạn chế rủi ro thanh toán cho các hợp đồng, để chắc chắn bán hàng phải có tiền về.

Ở góc độ xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt, ông Phương khẳng định: Để có thương hiệu cho nông sản Việt, trước hết doanh nghiệp phải mạnh, có sức khỏe tài chính để đi được xa. Bởi có tài chính mạnh mới có tiền thuê chuyên gia giỏi tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài, có chuyên gia quản lý tài chính...

"Nếu chúng ta chưa đủ lớn thì hãy liên kết với các đối tác tốt, lớn hơn để cùng đi xa hơn. Tinh thần OCOP (mỗi địa phương một sản riêng biệt) là một lợi so sánh mà đối tác nhập khẩu nông sản cũng quan tâm", ông Phương nói.

Cung ứng vốn cho nông nghiệp là mục tiêu quan trọng - Ảnh 1.

Lãnh đạo Ngân hàng HDBank cam kết ưu tiên vốn cho nông nghiệp

ĐỘC LẬP

Trao đổi thêm với báo Thanh Niên bên lề buổi tọa đàm, ông Phương cho biết thêm: Ngân hàng HDBank xác định chuỗi nông nghiệp là ngành mục tiêu quan trọng, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao và xanh. Thực tế, HDBank và ngành ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách về vốn tín dụng cho lĩnh vực tam nông. Thời hạn vay và phương thức trả nợ linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế gia đình.

HDBank còn phát động thực thi chính sách của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng xanh, xây dựng mô hình ngân hàng xanh với việc tài trợ hàng trăm triệu USD cho nhiều dự án năng lượng tái tạo và tài trợ hàng chục ngàn tỉ đồng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Để mở rộng nguồn vốn phát triển, HDBank thực hiện nhiều ký kết, hợp tác chiến lược với các tổ chức tài chính quốc tế. Gần nhất là biên bản ghi nhớ giữa IFC và HDBank về thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm tài trợ chuỗi nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ký kết giúp ngân hàng xây dựng danh mục tài trợ chuỗi cung ứng lên tới 1 tỉ USD trong 3 năm tới. Đồng thời phát triển danh mục tài trợ chuỗi (SCF) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tài trợ cho nhà cung cấp và nhà phân phối.

"Sự hỗ trợ này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tận dụng các cơ hội mới trong giao thương và cải thiện tính liên kết với các chuỗi cung ứng chính thức, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam", ông Phương cho biết.

Ngoài những chương trình ưu đãi cho nông nghiệp, trong năm 2022, ngân hàng này còn triển khai nhiều gói tín dụng chuyên biệt cho khách hàng có nguồn thu nhập từ hoạt động kinh tế biển, các doanh nghiệp vay trả lương cho cán bộ nhân viên, các doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.