Nghề đánh bóng lư đồng vào mùa, kiếm bộn tiền trước Tết

Thanh Hải - Cẩm Tú - Duy Tân và 1 người khác
26/12/2022 07:47 GMT+7

Theo những người thợ, để đánh bóng được lư đồng cần có tính cẩn thận để đảm bảo độ sáng đồng đều cũng như giữ cho lư đồng không bị biến dạng, trầy xước. Ở giai đoạn giáp Tết, mỗi ngày có thu nhập từ vài trăm ngàn đồng đến hàng triệu đồng.

Đến khu chợ sắt Cần Thơ (P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), hỏi thăm ông Bửu chùi lư thì ai cũng biết. Hơn 30 năm theo nghề, ông trở thành người hiếm hoi có biệt tài chùi lư nức tiếng đất Tây Đô.

Ông Trần Ngọc Bửu có hơn 30 năm kinh nghiệm đánh bóng lư đồng ở Cần Thơ

DUY TÂN

Ông Bửu chùi lư tên thật là Trần Ngọc Bửu (64 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Bửu cho biết, những ngày giáp tết nghề chùi lư nhộn nhịp hơn cả; đặc biệt từ ngày 23 tháng Chạp trở đi là cao điểm. “Thông thường, trước tết khoảng 1 tháng thì tôi bắt đầu làm. Khách mối của tôi cũng nhiều vì làm nghề từ năm 1990 tới nay cũng đã hơn 30 năm. Họ thấy đẹp thì tiếp tục tìm tới”, ông Bửu nói.

Thời điểm cận tết, ông Bửu đắt “sô”, phải làm từ sáng sớm đến tối muộn

DUY TÂN

Theo ông Bửu, nghề đánh bóng lư đồng đòi hỏi phải có uy tín và tay nghề. Bởi bộ lư đồng có giá trị tinh thần, rất quý giá từ thời ông bà tổ tiên xưa đối với mỗi gia đình. Vậy nên, chỉ những người có uy tín, có thâm niên trong nghề mới được tín nhiệm để khách giao hàng cho làm.

Những bộ lư được đánh bóng loáng

DUY TÂN

Người làm nghề đánh bóng lư đồng cần có tính tỉ mỉ để đảm bảo độ sáng đồng đều, tránh làm lư đồng biến dạng, trầy xước. Lư đồng có rất nhiều loại, nhưng phổ biến là lư tròn, lư vuông, lư chữ nhật, lư trúc… Dù là loại nào thì cũng có 4 công đoạn đánh bóng gồm: chùi lư, phơi nắng, đánh bóng, vệ sinh. Trong đó, khâu đánh bóng rất quan trọng, tuy làm bằng máy nhưng phải hết sức tỉ mỉ để đánh thật kỹ phần quai với những chi tiết nhỏ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.