Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phòng bệnh tiểu đường bằng rau củ nhiều màu sắc

28/02/2023 00:10 GMT+7

'Một nghiên cứu mới cho thấy một số loại trái cây và rau quả có màu đặc biệt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Người mất ngủ có nguy cơ đau tim cao hơn 69%; Bị cắt cụt ngón chân vì nhiễm trùng khi làm đẹp; 4 loại thực phẩm ngăn cản bạn giảm cân ở độ tuổi 40...

Ăn trái cây và rau quả màu này, bạn có thể phòng bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu mới cho thấy một số loại trái cây và rau quả có màu đặc biệt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Những người thích ăn khoai lang tím, củ cải và bắp cải đỏ có thể vui mừng vì các sắc tố đỏ, tím và xanh lam có tác động mạnh mẽ đến bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Turku (Phần Lan) đã phát hiện ra rằng trái cây và rau củ có màu sắc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách tác động đến quá trình chuyển hóa năng lượng, hệ vi sinh vật đường ruột và viêm nhiễm. Tất cả bắt nguồn từ anthocyanin - một nhóm chất chống oxy hóa tạo ra những màu sắc trên rau củ.

Ăn trái cây và rau quả màu này, bạn có thể tránh được bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Bệnh tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Shutterstock

Nghiên cứu mới đã nhận thấy rằng lợi ích của anthocyanin đối với bệnh tiểu đường sẽ tăng lên nếu anthocyanin bị acyl hóa.

Khoai lang tím, củ cải, cà rốt tím và bắp cải đỏ là những thực phẩm chứa lượng lớn anthocyanin bị acyl hóaTrong khi quả việt quất và dâu tằm chứa nhiều anthocyanin không bị acyl hóa. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 28.2.

Phát hiện mới: Người mất ngủ có nguy cơ đau tim cao hơn 69%

Nghiên cứu mới, được công bố hôm 10.2 trên tạp chí y khoa của Hiệp hội Tim mạch Dự phòng Mỹ Clinical Cardiology, đã phát hiện những người mất ngủ có nguy cơ bị đau tim cao hơn 69%.

Thiếu ngủ có thể dẫn đến vô số vấn đề sức khỏe mạn tính, bao gồm bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, huyết áp cao, béo phì và trầm cảm.

Nghiên cứu mới, do các nhà khoa học tại Đại học Alexandria (Ai Cập), thực hiện, đã thu thập dữ liệu của 1.184.256 người ở độ tuổi trung bình là 52. Trong đó có 153.881 người bị mất ngủ (chiếm 13%). Nghiên cứu được theo dõi trong 9 năm.

Phát hiện mới: Ngủ kiểu này coi chừng đau tim hồi nào không hay - Ảnh 1.

Những người bị mất ngủ có nguy cơ bị đau tim cao hơn gần 70%

Shutterstock

Người mất ngủ là người có 1 trong các dấu hiệu sau: Khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ ngon hoặc dậy sớm và không thể ngủ lại.

Điều quan trọng cần lưu ý là 96% bệnh nhân không có tiền sử đau tim trước đây.

Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan trực tiếp giữa chứng mất ngủ và cơn đau tim ở tất cả các bệnh nhân, bất kể tuổi tác, giới tính. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.2.

Bị cắt cụt ngón chân vì nhiễm trùng khi làm đẹp

Nhiễm trùng móng dễ xảy ra và nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ. Một người phụ nữ mới đây đã phải cắt cụt ngón chân vì bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ ở tiệm làm đẹp.

Báo The Times of India đưa tin nữ nạn nhân người Mỹ tên Anita House (59 tuổi), cho biết bản thân đã phải cắt bỏ ngón chân vì bị nhiễm trùng trong lúc làm đẹp ở tiệm nail địa phương.

Bà House thuật lại các nhân viên ở cửa tiệm này đã sử dụng kìm để cắt đi phần móng thừa ở chân và vô tình khiến bà bị chảy máu. Sau đó, ngón chân của nạn nhân đã trở nên đỏ, đau và sưng húp.

Bị cắt cụt ngón chân vì nhiễm trùng khi làm đẹp - Ảnh 1.

Cửa tiệm đã sử dụng kìm để cắt đi phần móng thừa ở chân và vô tình khiến ngón chân bà bị chảy máu

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Bà đã đến gặp một bác sĩ chuyên khoa nhưng quá trình điều trị không hiệu quả. Ngón chân của bà cũng trở nên đỏ hơn, đau và sưng phù. Sau đó, bà đã gặp bác sĩ Manuel Rodriguez - một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đang làm việc tại Mỹ, và được cho biết bà đã bị nhiễm trùng.

Để tránh nhiễm trùng từ xương ngón chân xâm nhập vào máu, bác sĩ Rodriguez cho biết nạn nhân cần được tháo khớp và loại bỏ hoàn toàn ngón chân nhiễm trùng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.