Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích khi uống 2 tách trà mỗi ngày

27/07/2023 00:10 GMT+7

'Mặc dù các đặc tính sức khỏe của trà đã được khoa học chứng minh từ lâu, nhưng giờ đây đã có hướng dẫn về lượng trà cần uống mỗi ngày để thu được những lợi ích sức khỏe'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ngủ máy lạnh thường xuyên có ảnh hưởng phổi không?; Bác sĩ chỉ thời điểm uống vitamin tốt cho sức khỏe; Loại gia vị trong bếp là vị thuốc bảo vệ bạn trong mùa mưa...

Chỉ cần uống chừng này trà là có thể giảm được cholesterol và mức đường huyết

Mặc dù các đặc tính sức khỏe của trà đã được khoa học chứng minh từ lâu, nhưng giờ đây đã có hướng dẫn về lượng trà cần uống mỗi ngày để thu được những lợi ích sức khỏe.

Các hướng dẫn mới được đưa ra dựa trên sự hợp tác giữa Viện Phát triển khoa học thực phẩm và dinh dưỡng của Mỹ và Học viện Dinh dưỡng và ăn kiêng của Mỹ. Cụ thể là hướng dẫn đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống đối với lượng flavan-3-ols. Đây là một tin thú vị vì chúng ta có thể biết nên uống bao nhiêu trà để có sức khỏe tốt hơn.

Chỉ cần uống chừng này trà là có thể giảm được cholesterol và mức đường huyết - Ảnh 1.

Những lợi ích sức khỏe của việc uống trà đã được ghi nhận từ xa xưa

Shutterstock

Flavan-3-ols là các hợp chất thực vật được tìm thấy trong trà, quả mọng, táo và sô cô la đen. Các loại trà xanh và trà đen, đã được phát hiện là có nồng độ flavan-3-ols rất cao.

Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 400 - 600 mg flavan-3-ols mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 ly trà mỗi ngày (240 ml/ly), có thể giúp cải thiện huyết áp, mức cholesterol và lượng đường trong máu.

Nghiên cứu sâu rộng cho thấy 2 ly trà mỗi ngày có thể giảm thiểu cơn đau tim, đột quỵ, đau thắt ngực và các bệnh mạch máu khác.

Một nghiên cứu lớn đã chứng minh rằng mỗi tách trà tiêu thụ hằng ngày giúp giảm 1,5% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, 4% nguy cơ tử vong do bệnh tim, 2% nguy cơ đau tim và 4% nguy cơ đột quỵ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 27.7.

Ngủ máy lạnh thường xuyên có ảnh hưởng phổi không?

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Thúy Tường, khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết với tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết mùa hè oi bức đã ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất làm việc và góp phần tác động xấu đến sức khỏe.

Việc sử dụng máy lạnh cũng được chứng minh đem lại những lợi ích nhất định đối với hiệu suất công việc, cũng như mang lại sự thoải mái cho con người, cả những bệnh nhân đang nằm viện. Tuy nhiên việc sử dụng máy lạnh thường xuyên, để nhiệt độ quá lạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường hô hấp.

Bác sĩ 24/7: Ngủ máy lạnh thường xuyên có ảnh hưởng phổi không? - Ảnh 1.

Sử dụng máy lạnh thường xuyên và để nhiệt độ quá lạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường hô hấp

LÊ CẦM

Không khí lạnh dễ làm khô niêm mạc mũi, nơi giúp bảo vệ đường hô hấp ngăn chặn các tác nhân vi khuẩn hay virus đi vào phổi và gây viêm nhiễm, đặc biệt với những người có bệnh lý hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dãn phế quản, những người già lớn tuổi, nhiều bệnh nền, sức đề kháng yếu. Có nhiều nghiên cứu chứng minh không khí quá lạnh sẽ làm những người có bệnh lý hen hoặc bệnh phổi tăng mẫn cảm dễ lên cơn co thắt phế quản gây đợt cấp hen.

Việc chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa môi trường bên ngoài và trong phòng cũng sẽ khiến cơ thể chưa kịp thích nghi gây hiện tượng sốc nhiệt. Để an toàn, người dùng máy lạnh không nên để chênh lệch nhiệt độ môi trường và nhiệt độ máy lạnh quá 7 độ. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 27.7.

Bác sĩ chỉ thời điểm uống vitamin tốt cho sức khỏe

Với mong muốn được khỏe mạnh hơn, nhiều người có thói quen uống vitamin. Nhưng uống vào lúc nào là tốt nhất, một số người vẫn chưa nắm rõ.

Sau đây, các bác sĩ sẽ hướng dẫn thời điểm uống vitamin mang lại nhiều lợi ích nhất và tránh tác dụng phụ.

Bác sĩ chỉ thời điểm uống vitamin tốt nhất cho sức khỏe, bạn uống lúc nào?   - Ảnh 1.

Đối với việc uống vitamin, điều quan trọng là phải biết loại nào có thể uống khi bụng đói, loại nào nên uống trong khi ăn

Shutterstock

Bác sĩ Samrat Shah, cố vấn cấp cao về nội khoa tại Bệnh viện Sir HN Reliance Foundation (Ấn Độ), khuyến cáo: Đối với việc uống vitamin, điều quan trọng là phải biết loại nào có thể uống khi bụng đói, loại nào nên uống trong khi ăn.

Có hai loại vitamin: Loại tan trong chất béo và loại tan trong nước.

Vitamin nhóm B và vitamin C: Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B và vitamin C thường an toàn khi uống lúc bụng đói, trừ khi dùng liều cao vì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở một số người.

Vitamin A, D, E và vitamin K: Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K được hấp thụ tốt hơn khi dùng cùng với chất béo trong bữa ăn. Theo chuyên gia Shah, uống những loại vitamin này nên uống trong bữa ăn, nếu không có thể dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.