Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện thêm nhiều lợi ích của chuối xanh

25/07/2023 00:10 GMT+7

'Chuối xanh hoặc chuối chưa chín có thể không có hương vị tuyệt vời như chuối chín, nhưng chúng có những lợi ích ấn tượng đối với sức khỏe tim mạch nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Đây là nguyên tắc vàng khi bạn rửa mặt; Bụng cứng cảnh báo bệnh gì, khi nào cần đi khám?; ...

Chuyên gia tiết lộ 5 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của chuối xanh

Chuối xanh hoặc chuối chưa chín có thể không có hương vị tuyệt vời như chuối chín, nhưng chúng có những lợi ích ấn tượng đối với sức khỏe tim mạch nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.

Chuối xanh có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho tiêu hóa và cũng là thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Chuyên gia tiết lộ 5 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của chuối xanh - Ảnh 1.

Dù không ngon miệng cho lắm, nhưng lợi ích của chuối xanh có thể khiến bạn ngạc nhiên

SHUTTERSTOCK

Cô Lovneet Batra, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu ở Delhi (Ấn Độ), trong một bài đăng trên Instagram gần đây, đã phát biểu rằng: Dù không ngon miệng cho lắm, nhưng lợi ích của chuối xanh có thể khiến bạn ngạc nhiên. Sau đây là 5 lợi ích sức khỏe của chuối xanh:

1. Tăng cường tiêu hóa. Trong bài đăng, nữ chuyên gia Lovneet Batra giải thích rằng chuối xanh có tỷ lệ hợp chất phenolic liên kết cao nhất. Các hợp chất này có tác dụng hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày và ruột non.

2. Tăng cường sức khỏe tim mạch. Chuối xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch. Đó là nguồn kali tuyệt vời có tác dụng làm giãn mạch giúp cơ bắp co bóp, điều hòa huyết áp và duy trì nhịp tim. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 25.7.

Đây là nguyên tắc vàng khi bạn rửa mặt

Theo một chuyên gia, việc lau khô mặt bằng khăn sau khi rửa mặt có thể khiến bạn có nguy cơ nổi mụn, nhiễm trùng và thậm chí làm da bị tổn thương nặng.

Theo chuyên gia Fatma Gunduz, nhà trị liệu thẩm mỹ từ cơ sở chăm sóc da Skin and Sanctuary (Anh), mặc dù có thể khó nhận biết điều gì tốt cho việc chăm sóc da, nhưng có một điều bạn tuyệt đối đừng bao giờ làm.

Chuyên gia: Nguyên tắc vàng khi rửa mặt có thể bạn chưa biết - Ảnh 1.

Tốt nhất là để da mặt khô tự nhiên

SHUTTERSTOCK

Chà khăn lên mặt có thể khiến gây nhiễm trùng. Lý do tại sao bạn không nên sử dụng khăn để lau mặt là do chúng là nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở vì khăn có đặc tính thấm hút một cách tự nhiên.

Chuyên gia Gunduz nói rằng khăn có thể là nơi trú ngụ của những loại vi trùng như E.coli, đôi khi có thể gây ra vấn đề cho cả dạ dày.

Những mầm bệnh này có thể truyền sang da và có khả năng gây ra mụn hoặc nhiễm trùng. Đáng lo ngại, kết cấu của khăn cũng có thể ảnh hưởng đến làn da. Chà khăn thô lên mặt có thể làm hỏng da.

Chuyên gia Gunduz cho biết: Cọ xát mạnh bằng khăn thô thậm chí có thể gây ra những vết rách siêu nhỏ trên da và gây tổn thương lâu dài. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 25.7.

Bụng cứng cảnh báo bệnh gì, khi nào cần đi khám?

Bụng cứng hơn bình thường là vấn đề khá phổ biến. Tình trạng này thường kèm theo cảm giác khó chịu ở ruột và dạ dày. Thế nhưng, nguyên nhân có thể không chỉ dừng lại ở vấn đề tiêu hóa.

Khi ấn vào bụng và cảm thấy cứng thì nguyên nhân đầu tiên có thể là do táo bón. Để xác định đó có phải là táo bón hay không thì người mắc cần nhớ lại xem lần đầu tiên mình đi ngoài là khi nào, chế độ ăn đã có đủ chất xơ chưa.

Ấn bụng thấy cứng cảnh báo bệnh gì, khi nào cần đi khám ? - Ảnh 1.

Bụng cứng khi chạm vào nếu kèm theo triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, mệt mỏi thì cần phải đến khám bác sĩ ngay

SHUTTERSTOCK

Một nguyên nhân khác khiến bụng cứng khi ấn vào là do tích khí trong dạ dày. Điều này xảy ra vì đã nuốt quá nhiều không khí khi ăn, uống hoặc nạp các loại thực phẩm tạo ra nhiều khí như nước ngọt có gas. Nhai kẹo cao su, nói chuyện khi ăn hoặc hút thuốc đều có thể gây đầy hơi, trướng khí trong dạ dày. Để tránh nuốt phải không khí, mọi người cần tập trung nhai kỹ, hạn chế nói chuyện khi ăn, tránh uống nhiều thức uống có gas. Ngoài ra, ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân khác gây cứng bụng.

Bụng cứng khi ấn vào thường là do các nguyên nhân vô hại. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn không nên bỏ qua. Chẳng hạn, không dung nạp thực phẩm hoặc vi khuẩn trong ruột non phát triển quá mức cũng có thể gây cứng bụng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.