'Mò' ra viên phóng xạ thất lạc giữa sa mạc Úc bằng cách nào?

'Mò' ra viên phóng xạ thất lạc giữa sa mạc Úc bằng cách nào?

Phúc Nguyên
Phúc Nguyên: Biên tập, dựng clip | Cẩm Tú: đọc voice
06/02/2023 15:37 GMT+7

Bronte Sial, nhà vật lý y tế tại Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Úc (ANSTO) hiện là thành viên của một trong 6 đội đang lùng sục hàng trăm km để tìm kiếm viên phóng xạ bị thất lạc tại một khu vực hẻo lánh thuộc nước Úc. Cô Bronte Sial đã có những chia sẻ với hãng tin Reuters về các mà họ tìm ra viên phóng xạ thất lạc.

Bánh mì kẹp được chuẩn bị sẵn, radio được mở lên trong lúc chiếc xe lăn bánh ngang qua sa mạc rộng lớn ở miền Tây nước Úc. Thoạt nghe chẳng khác gì một chuyến đi rất bình thường.

Tuy nhiên đó là cách mà một nhóm các thành viên đang thực hiện nhiệm vụ lùng sục vùng đất này để tìm kiếm viên nang Caesium-137, có mức độ phóng xạ cao nhưng chỉ nhỏ chừng một đồng xu. Viên phóng xạ này đã bị thất lạc trong khu vực hẻo lánh ở Tây Úc.

Nó bị rơi ra khỏi thùng của một chiếc xe tải của do công ty khai thác mỏ Rio Tinto hồi đầu tháng Giêng.

Điều nguy hiểm là bất cứ ai nếu ở gần viên nang phóng xạ này trong vòng một giờ sẽ chịu tác động cực xấu, tương đương với việc chụp X-Quang 10 lần liên tiếp.

Viên nang Cesium cuối cùng cũng đã được tìm thấy vào hôm 1.2.

Cô Bronte Sial, một nhà vật lý y tế của Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Úc, nói với hãng tin Reuters rằng việc được đào tạo thường xuyên các kỹ năng khẩn cấp sẽ giúp họ tránh được những nguy hiểm liên quan việc thu thập các thiết bị như lần này.

"Việc dùng máy dò để tìm ra các thiết bị là một chuyện, vấn đề còn lại là bạn có đủ hiểu biết để kiểm soát chúng một cách an toàn trước khi thu thập chúng và cả những kỹ năng tư vấn. Khi cả đội chúng tôi ở đó, chúng tôi đã tổ chức một buổi tiệc chúc mừng hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi thật sự rất vui mừng".

Cuộc tìm kiếm này đã kéo dài 1 tuần, và các đội tìm kiếm phải đi xung quanh một khu vực dài hơn 1.400 km. Cuộc tìm kiếm này có sự tham gia của khoảng 100 thành viên. 

Họ sử dụng các phương tiện được trang bị cảm biến có thể phát hiện bức xạ.

Theo cô Sial, một thách thức khác nữa là phải tránh các phương tiện giao thông.

"Mối nguy hiểm đối với chúng tôi chủ yếu là nếu viên nang phóng xạ  ằm gần một con đường nó sẽ dẫn đến hậu quả tồi tệ cho hệ thống giao thông đường bộ. Bởi vì, có rất nhiều xe tải lớn di chuyển. Và dĩ nhiên, đó là mối quan tâm lớn hơn cả nguồn phóng xạ".

Một công cụ quan trọng khác, theo cô Sial cho biết, chính là thiết bị tạo ra các âm thanh giúp phát hiện viên phóng xạ.

"Đồng đội của tôi phụ trách việc điều chỉnh danh sách phát âm thanh. Và chúng tôi cần chắc chắn rằng  sẽ không có bất kỳ âm thanh điện tử nào trong khu vực chúng tôi tìm kiếm. Bởi vì các công cụ tìm kiếm của chúng tôi đôi khi nhầm lẫn với âm thanh điện tử và khi đó chúng sẽ phát tín hiệu báo động".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.