• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Liệu “teen code” có làm cùn mòn tiếng Việt?

23/09/2015 10:47 GMT+7

Trong thời đại Internet phát triển, việc giao tiếp giữa người và người đang ngày càng thuận lợi hơn. Việc thể hiện văn bản và chữ viết trên giấy đã lùi lại phía sau để nhường chỗ cho cả một thế hệ chỉ biết giao tiếp, sáng tác và thể hiện chính kiến trên máy vi tính.

 

Bài: Thân Danh

gKzDDbT

 

Và chính sự phát triển này lại mang đến một trào lưu "biến tấu" ngôn ngữ khá kỳ quặc của giới trẻ mà người ta vẫn thường hay gọi là "teen code".

Các chữ cái được sắp xếp với nhau một cách lộn xộn, kỳ quặc và vô cùng khó hiểu của những bạn tuổi teen đang khiến cho nhiều người lớn và các nhà văn hóa, ngôn ngữ phải "đau đầu" vì lo lắng cho một thế hệ tương lai. Không chỉ có vậy, người ta còn cho rằng việc lạm dụng và sử dụng teen code một cách vô tội vạ sẽ khiến cho hệ thống ngôn ngữ phức tạp và đa dạng của tiếng Việt bị cùn mòn, mai một. Tuy nhiên, liệu teen code có thực sự nguy hiểm đến thế?

Một câu chuyện không mới nhưng nó là thực tế đã và vẫn đang diễn ra, vẫn rất được ưa chuộng, nhất là trên mạng xã hội, đến mức nếu bạn cho là cư dân mạng, nhưng nếu không để ý thì cũng sẽ không kịp hiểu những cư dân ảo nói gì với mình trang cá nhân. Một thực tế không chỉ làm đau đầu những nhà ngôn ngữ học.

 

Xuất phát từ sự giản tiện

Về cơ bản, bất cứ lối viết tắt hay biến tấu ngôn ngữ nào trên văn bản cũng đều phục vụ cho mục đích rút ngắn thời gian thể hiện. Ví dụ: việc thay thế cả chữ gi lẫn chữ d bằng một chữ duy nhất là z sẽ giúp cho các bạn trẻ khỏi phải để ý đến yếu tố chính tả và thống nhất được cách viết một cách đơn giản hơn. Bên cạnh đó, việc tận dụng những từ có âm tương đương nhau để thể hiện thay nhau cũng được dùng cho mục đích này. Ví dụ: Chữ "Buổi" có thể được viết cho gọn lại thành "Bủi". Và như thế, chúng ta có một dòng chữ teen code khá quen thuộc và thường thấy: "Bủi sáng zui zẻ". Và cụm từ này hoàn toàn có thể chấp nhận được trong một đoạn chat thông thường giữa 2 bạn trẻ tuổi teen.

 

teen-texting

 

Tuy nhiên, điều đáng buồn thay là bởi vì nó được sử dụng hầu hết bởi những người trẻ, đôi khi thiếu ý thức, nên việc "bứt" chúng ra khỏi môi trường mạng để mang chúng vào những văn bản chính thống là một điều khó lòng tránh khỏi. Hàng ngày, báo chí hay chúng ta vẫn thường phải chứng kiến cảnh nhiều bạn trẻ sử dụng teen code trong các bài kiểm tra, bài thi, thậm chí là trong khi viết hồ sơ hay giấy tờ gửi đến giáo viên, người lớn. Việc thiếu nhận thức về tầm quan trọng của mỗi văn bản khác nhau đã vô tình khiến nhiều bạn trẻ phải gặp rắc rối trong quá trình sử dụng teen code của mình.

Bên cạnh đó, như đã nói, teen code được sinh ra với mục đích giản tiện cách viết. Nhưng ngày này có nhiều bạn trẻ biến tấu teen code một cách kỳ quặc đến mức chúng không còn ngắn gọn nữa mà thậm chí còn phức tạp hơn. Ví dụ, hãy đọc một đoạn văn bản sau đây: "Kh0c ch0 wen đy những fiên muộn, kh0c jzòy pík đâu mìn lại pình tĩnh lại, suy nghỹ zề kái đìu màk mìn kần phải suy nghỹ" (Khóc cho quên đi những phiền muộn, khóc rồi biết đâu mình lại bình tĩnh lại, suy nghĩ về cái điều mà mình cần phải suy nghĩ". Rõ ràng, có thể thay việc thay thế chữ o bằng số 0 hay I bằng y không hề phục vụ cho mục đích rút ngắn văn bản mà thậm chí còn khiến việc gõ ra chúng mất thêm nhiều thời gian hơn. Đến lúc này, teen code đã trở thành trò chơi của các bạn trẻ dùng để "trêu nhau" và thể hiện sự kỳ quặc của bản thân mình. Chúng vô tình tạo ra cho các bạn trẻ thói quen "cà rỡn" trong bất cứ chuyện gì (chứ không riêng gì viết lách), và như thế, chúng khiến giới trẻ trở nên chậm trưởng thành hơn, thiếu chín chắn hơn và rất khó có được thành công nhất định khi còn trẻ. Trong khi đó, nếu biết nghiêm túc trong những việc mình làm, nghiêm túc trong giao tiếp thì những người trẻ ấy sẽ được yêu mến và tôn trọng hơn.

 

Gây hại đến mức nào?

Tuy nhiên, không phải vì teen code kiềm hãm sự trưởng thành của những người trẻ mà có thể nói rằng nó đã làm cùn mòn tiếng Việt. Bất cứ ai có chút tìm hiểu về ngôn ngữ học đều biết rằng bản chất của ngôn ngữ là chuyển động. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các loại từ điển trên thế giới mỗi năm đều phải tái bản, chỉnh sửa và bổ sung. Điều đơn giản là bởi vì có những từ ngữ theo thời gian tất yếu sẽ bị mai mốt, và cũng có những từ ngữ mới xuất hiện. Chúng là quy luật khá thường tình.

 

smaller-teen-with-phone

Teen Code thường gây ra những hiểu lầm về mặc ngữ nghĩa

Cho nên, việc teen code ra đời cũng giống như một "mảng dịch chuyển" trên bề mặt văn hóa của vỏ trái đất, có rung động nhưng chưa chắc làm xoay chuyển được tình thế. Nếu có quan sát và để ý một chút đến giới trẻ, sẽ rất dễ nhận ra các bạn tuổi teen khi bắt đầu bước vào độ tuổi khoảng 19,20 sẽ bắt đầu chững chạc hơn và từ bỏ teen code. Mỗi giai đoạn trong đời người đều có một sự mệnh khác nhau, nên có thể coi việc tung tẩy với teen code cũng là một cách để các bạn ấy học hỏi về cuộc sống. Khi đã có được nhận thức chính chắn, việc từ bỏ nó sẽ là tất yếu.

Tuy nhiên, để khơi lên được điều này ở những người trẻ, tự bản thân mỗi người trưởng thành cũng phải có được ý thức quan trọng và tìm hiểu về ngôn ngữ. Mỗi người trong xã hội phải biết và chịu tiếp thu cái mới, rũ bỏ cái cũ, luôn tìm tòi về các quy luật chính tả, tranh cãi để tìm ra vấn đề, trân trọng và trau chuốt từng dòng văn bản mình viết ra. Chỉ cần làm được điều đó, chắc chắn dù teen code vẫn còn đó, nhưng tiếng Việt sẽ không bao giờ cùn mòn. Người viết tin là vậy!

 

 

Top
Top