Hàng nhái, giả, lậu tràn ngập sàn thương mại điện tử

Hàng nhái, giả, lậu tràn ngập sàn thương mại điện tử

Phương Thúy
Phương Thúy
14/08/2023 08:59 GMT+7

Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan. Điều này đòi hỏi không chỉ người tiêu dùng phải tỉnh táo mà cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc tăng cường quản lý.

Thương mại điện tử phát triển mang đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích. Hiện nay chúng ta có thể mua gần như là mọi thứ trên mạng. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng có mặt trái của nó. Đó là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan. Điều này đòi hỏi không chỉ người tiêu dùng phải tỉnh táo mà cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc tăng cường quản lý.

Thông tin về hàng giả hàng lậu tràn lan trên các sàn thương mại điện tử được nêu tại tọa đàm "Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới" do Báo Hải Quan tổ chức tại TP.HCM ngày 11.8.

Thông tin tại tọa đàm, bà Lê Thị Hà - Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số, thuộc Bộ Công thương - cho hay doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2022 ước tính tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỉ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm. 6 tháng đầu năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt ước đạt 10,3 tỉ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Theo ông Đỗ Hồng Trung từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, thương mại điện tử cũng có mặt trái. Đó là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên các sàn, các trang mạng xã hội ngày càng nhiều.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, có 66.049 vụ việc vi phạm, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 2.219 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, giảm 9,72% so với cùng kỳ; 61.057 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế, tăng 20,55% so với cùng kỳ; đáng chú ý là có 2.773 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, tăng 174,01% so với cùng kỳ.

Dù vậy, kết quả này vẫn chưa phản ánh hết tình hình thực tế. Ban chỉ đạo 389 Quốc gia nhấn mạnh tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ… trên nền tảng thương mại điện tử còn tiềm ẩn phức tạp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.