Giáo sĩ quyền lực gây sóng gió quan hệ Iraq-Thụy Điển là ai?

Giáo sĩ quyền lực gây sóng gió quan hệ Iraq-Thụy Điển là ai?

La Vi
La Vi
23/07/2023 14:08 GMT+7

Những người ủng hộ giáo sĩ Iraq Muqtada al-Sadr đã xông vào đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad sau khi một người đàn ông dọa đốt kinh Koran ở Thụy Điển. Giáo sĩ Sadr đã từ bỏ chính trị, vậy làm thế nào để ông có thể tiếp tục tác động từ bên lề?

Giáo sĩ Shi'ite Muqtada al-Sadr đã rời chính trường Iraq vào năm 2022.

Tuy nhiên, ông nhắc nhở các đối thủ về tầm ảnh hưởng của mình khi những người ủng hộ giáo sĩ này xông vào đốt phá đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad.

Bắt nguồn từ kế hoạch đốt kinh Koran của một người tại Thụy Điển, vụ việc đã kéo Baghdad vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao.

Vụ việc đã làm bẽ mặt chính phủ của Thủ tướng Mohammed Shia Al-Sudani. Iraq cắt đứt quan hệ với Thụy Điển sau khi ông Sadr thúc giục nước này có lập trường vững chắc.

Vậy Sadr là ai và tại sao ông có quyền lực lớn như vậy?

Giáo sĩ quyền lực Iraq Muqtada al-Sadr là ai? - Ảnh 1.

Những người ủng hộ giáo sĩ al-Sadr biểu tình ở Baghdad, Iraq hôm 21.7

REUTERS

Những người ủng hộ trung thành

Những người ủng hộ ông Sadr chính là vũ khí của ông.

Mohammad, một người biểu tình, cho biết: "Chúng tôi đến đây để đáp lại lời kêu gọi của Muqtada al-Sadr, và chúng tôi đến để ủng hộ kinh Koran".

Sadr chỉ huy hàng trăm ngàn thành viên của cộng đồng người Shi'ite chiếm đa số ở Iraq. Và đây không phải là lần đầu tiên ông huy động họ.

Năm 2019, họ tham gia các cuộc biểu tình chống tham nhũng quy mô lớn nhằm lật đổ chính phủ do các đảng thân Iran lãnh đạo.

Ông Sadr là nhà lãnh đạo Shi'ite duy nhất ở Iraq đã thách thức cả Iran và Mỹ. Nhờ đó, ông chiếm được thiện cảm của hàng triệu người Shi'ite nghèo đang cảm thấy không được hưởng lợi từ các chính phủ thân Mỹ hay Iran.

Nhân vật chính trị quyền lực

Ông là một nhân vật quyền lực trong chính trị, một "kẻ lập vua".

Ông Sadr nói: "Tôi yêu cầu chính phủ thuộc địa này, chính phủ của người Mỹ, phải từ chức ngay lập tức".

Ông Sadr đã nổi lên sau khi cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu vào Iraq năm 2003.

Lực lượng dân quân của ông đã tiến hành 2 cuộc nổi dậy chống lại các lực lượng do Mỹ lãnh đạo. Trong thời kỳ chiếm đóng của Mỹ, ông là một người sống ngoài vòng pháp luật và bị truy nã gắt gao.

Phong trào của Sadr đã giành được nhiều ghế hơn mọi phe khác trong các cuộc bầu cử lập pháp vào năm 2018 và 2021, và nhiều người ủng hộ ông nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy hành chính nhà nước.

Nhưng sự kình địch của ông với các phe phái Shi'ite do Iran hậu thuẫn đã gây ra những đợt bất ổn.

Nỗ lực thành lập chính phủ của ông vào năm ngoái đã bị cản trở và giao tranh chết chóc nổ ra ở Baghdad.

Thừa kế của một triều đại giáo sĩ

Ông Sadr nắm giữ quyền lực tôn giáo. Ông đội khăn xếp màu đen của một bậc lãnh đạo Hồi giáo - người được công nhận là hậu duệ của Nhà tiên tri Mohammad.

Ông là con của Đại Giáo sĩ Mohammed Sadeq al-Sadr, người bị ám sát năm 1999 sau khi chỉ trích nhà độc tài Saddam Hussein.

Kể từ khi rút lui khỏi chính trường, Sadr đã thu hút những người ủng hộ tham gia các sự kiện tôn giáo thay vì biểu tình.

Nhưng một vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển vào tháng 6 đã thay đổi điều đó.

Vụ việc đã giúp ông khuấy động những người ủng hộ, đứng bên lề để tạo ảnh hưởng...

và đặt ra một khả năng tái xuất mà giới ngoại giao lo sợ sẽ khiến Iraq một lần nữa rơi vào bất ổn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.