Giáo dục giới tính ở các nước: Từ 'đóng cửa' đến đòi hỏi 'cởi mở'

15/12/2015 05:03 GMT+7

Với sự phát triển đáng kể của internet và tâm lý cởi mở về tình dục, các nước châu Á ít ra đã có một sự khởi đầu mới cho việc cải cách giáo dục giới tính.

Với sự phát triển đáng kể của internet và tâm lý cởi mở về tình dục, các nước châu Á ít ra đã có một sự khởi đầu mới cho việc cải cách giáo dục giới tính.

Kiến thức tình dục trong xã hội nhiều nước châu Á vẫn bị hạn chế do quan niệm cũ - Ảnh: AFPKiến thức tình dục trong xã hội nhiều nước châu Á vẫn bị hạn chế do quan niệm cũ - Ảnh: AFP

Giáo dục giới tính luôn là vấn đề phức tạp. Một xã hội mở, với nguồn internet dồi dào có thể dẫn tới tình huống trẻ em được tiếp xúc với tình dục từ nhỏ, dẫn tới sự sai lệch. Mặt khác, nó cũng là một kho tư liệu khổng lồ để giáo dục. Một cuộc chiến cam go giữa ý thức cá nhân, trách nhiệm cộng đồng đang mở ra thời kỳ mới về những “chuyện khó nói”, đặc biệt tại châu Á.

Myanmar: 99% phụ nữ không bao giờ thấy được âm đạo của mình

Chiến thắng của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi hồi tháng 11.2015 vừa qua đánh dấu bước ngoặt cho tiến trình dân chủ của Myanmar. Nó cũng là lúc nước này thoát chế độ do quân đội chi phối, và một phần nào đó là sự giải thoát cho xã hội khép kín của Myanmar.

Giáo dục giới tính, một khía cạnh trong giáo dục xã hội tại Myanmar, cũng đã có sự chuyển biến lớn, theo ABC News ngày 8.12.

Sự dè dặt, những quan niệm sai lầm, mê tín đang cản trở Myanmar trong lĩnh vực giáo dục giới tính - Ảnh: AFP

Myanmar, đất nước với 52 triệu người, đã hầu như đóng cửa với phần còn lại của thế giới trong khoảng 60 năm cho đến năm 2012, thời điểm bắt đầu mở cửa. Bất chấp internet ngày càng đi vào cuộc sống, song song với các chương trình giáo dục nước ngoài, vẫn còn rất nhiều người “kinh ngạc” về sự thiếu hiểu biết về tình dục và sức khỏe.

Vấn đề khá lớn của Myanmar, như những nước ít va chạm với văn hóa bên ngoài khác, là những quan niệm có phần mê tín về tình dục, ví dụ việc cho rằng quần áo phụ nữ có thể phá hoại quyền lực của đàn ông nếu... giặt chung đồ với nhau, hoặc treo lên một vị trí quá cao. Bên cạnh đó, kinh nguyệt hay các vấn đề về tình dục đều bị cho là bẩn thỉu và phải né tránh.

Hiện tại, bà Htar Htar đã thành lập Akhaya Women, một tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động tại Myanmar để giáo dục giới tính, hiểu biết về cơ thể và tình dục.

“99% phụ nữ ở Myanmar không bao giờ thấy được âm đạo của mình. Đôi khi chúng tôi không biết có có hai bộ phận, một dành để đi vệ sinh và một cho thời kỳ kinh nguyệt, sinh con, quan hệ... Điều này thậm chí xảy ra với những người phụ nữ có 2 và 3 con”, ABC News dẫn lời bà Htar Htar.

Theo ghi nhận vừa qua, ít nhất đến lúc này những cuộc trao đổi về giới tính, cơ thể, tình dục của phụ nữ tại Myanmar đã được cải thiện đáng kể, theo Win Win Khaing, một người phụ nữ tham gia Akhaya Women ở tuổi 40.

Indonesia: Đẩy mạnh giáo dục giới tính trong cộng đồng, nhà trường

Những gì đang xảy ra ở Myanmar ngày nay tương tự Indonesia hay Trung Quốc nhiều năm gần đây. Rất nhiều sự chuyển biến tích cực đã được ghi nhận khi giáo dục giới tính được đẩy mạnh trong cộng đồng, nhà trường...



Giới tính, tình dục vẫn là chủ đề hạn chế tại châu Á, đặc biệt đối với người trẻ - Ảnh: Reuters
“Ở đây, quan hệ tình dục được coi là điều cấm kỵ, và như vậy dẫn tới những câu chuyện về tình dục mang đầy màu sắc mê tín, Mariana Amiruddin, giám đốc điều hành của Jurnal Perempuan (Tạp chí Phụ nữ) nói với The New York Times năm 2013, thời điểm ghi nhận sự thay đổi trong giáo dục giới tính tại Indonesia.

Theo một cuộc khảo sát năm 2011 của Bộ Y tế Indonesia, chỉ có 20% người Indonesia ở độ tuổi 15-24 có kiến ​​thức toàn diện về HIV, một con số mà tiến sĩ Nafsiah Mboi, Bộ trưởng Y tế của Indonesia giai đoạn 2012-2014, cho rằng cần phải cải thiện đáng kể.

Việc chính phủ Indonesia đẩy mạnh giáo dục giới tính, bên cạnh các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài như Planned Parenthood (Mỹ), đã tập trung vào việc truyền tải kiến thức cho trẻ em.
Hồi tháng 4.2015, một hội thảo lớn kêu gọi thúc đẩy giáo dục giới tính toàn diện ở Indonesia đã diễn ra với sự tham gia của hàng trăm sinh viên và 5 tổ chức xã hội tại thủ đô Jakarta.
5 điểm sáng về giáo dục giới tính trên thế giới - ảnh 3Nhiều nước đã vận động đẩy mạnh giáo dục giới tính xuống độ tuổi trẻ hơn do tỉ lệ trẻ bị xâm hại càng lúc càng cao - Ảnh minh họa: Reuters
 

Indonesia trong thời điểm ấy ám ảnh về các cuộc tấn công tình dục, khi nó diễn ra dày đặc ở độ tuổi 13 đến 18.

Việc các tổ chức Indonesia thống nhất lên tiếng chung về giáo dục giới tính đã tác động đáng kể lên chính phủ nước này trong việc cải cách giáo dục và cởi mở hơn trong chuyện giới tính, tình dục.

Trung Quốc: Thoáng hơn về tình dục từ năm 1980

Tương tự, Trung Quốc vào năm 2014 cũng ghi nhận vấn đề nhức nhối trong xã hội nước này từ việc không giáo dục giới tính từ nhỏ. Một khảo sát gây sốc do CNN dẫn lại cho thấy có tới 22,2% trong số 998 đàn ông/thanh niên được hỏi nói rằng họ ít nhất một lần hãm hiếp một phụ nữ.

Trẻ em cũng không có kiến ​​thức để bảo vệ mình khỏi sự chú ý không hề mong muốn về tình dục. Tổng cộng có 125 trường hợp trẻ em bị tấn công tình dục được báo cáo trong năm 2013.

Là xã hội tồn động nhiều giá trị cũ - mới đan xen, Trung Quốc chỉ trở nên thoáng hơn về tình dục và những câu chuyện quanh chủ đề này từ những năm 1980, theo CNN.

Bất chấp những trở ngại về quan niệm, những tổ chức phi chính phủ tại Trung Quốc cũng tương tự Indonesia, nhắm vào mục tiêu là trẻ em để truyền bá kiến thức. (còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.