Đồng bào dân tộc vượt hàng chục cây số đi sắm tết, đầy bao tải mới về

Bá Cường
Bá Cường
19/01/2023 14:08 GMT+7

Những ngày sát Tết Quý Mão 2023, hàng ngàn người đồng bào dân tộc thiểu số Pa Cô và Vân Kiều tại Quảng Trị lại rủ nhau vượt hàng chục cây số, từ các vùng bản xa xôi, các huyện lân cận về chợ TT.Khe Sanh (H.Hướng Hóa) để sắm tết. 

Vác bao tải đi sắm tết

Bắt đầu từ ngày cúng ông Công ông Táo, khu chợ trung tâm của TT.Khe Sanh (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) lại rộn ràng hơn bao giờ hết, bởi hàng ngàn lượt người mà chủ yếu là đồng bào Pa Cô, Vân Kiều đổ về, người đeo gùi, người cầm bao tải để đựng đồ về bản... ăn Tết.

Đồng bào Pa Cô, Vân Kiều mang bao tải, gùi... để đựng đồ tết mang về nhà.

Bá cường

Từ sáng sớm, bà Hồ Thị Rai (63 tuổi, xã Ba Tầng, H.Hướng Hóa) đã cùng con trai chạy xe máy hơn 50 km từ bản ra trung tâm huyện mua sắm. Khi đi, bà Rai mang theo một cái túi to để đựng được thật nhiều bánh mứt.

Họ sắm đến khi đầy bao tải thì cột lại rồi vác trên vai đưa ra xe chở về bản cách hàng chục cây số.

bá cường

"Tôi cùng con trai xuất phát từ 5 giờ sáng, ra đến đây chợ vừa mở, đi ăn sáng rồi ngó ngang qua các quán hàng. Chợ Khe Sanh có rất nhiều mặt hàng từ bánh mứt, sánh vải (trang phục của người Pa Cô, Vân Kiều) rồi áo quần vừa nhiều và cũng rẻ, phù hợp với người dân chúng tôi", bà Rai nói.

Bà Rai lại lấy ra một cái bao tải loại 50 kg. Bỏ hết số bánh kẹo vào bao rồi vác lên vai, tiếp tục đi qua những quầy hàng khác sắm đồ.

Họ vượt hàng chục cây số để "chở tết" về vùng bản xa.

bá cường

Hầu hết các bản có người đồng bào Pa Cô, Vân Kiều sinh sống tại H.Hướng Hóa đều cách trung tâm thị trấn ít cũng 10 km, xa có thể 50 - 70 km. Chợ Khe Sanh là khu chợ lớn nhất của huyện, tập trung đa dạng nhiều mặt hàng và đặc biệt là còn "xôm" hơn mỗi dịp xuân về.

Đồng bào "mang tết" ra cho tiểu thương

Khác với bà Rai, bà Hồ Thị Bơ (73 tuổi, xã Húc, H.Hướng Hóa) lại mang số chổi đót của bà vừa làm xong, ngồi bán trước cổng chợ để kiếm tiền vào chợ mua đồ tết.

Bà Bơ bán chổi trước cổng chợ Khe Sanh.

bá cường

''Tôi mang ra 50 cái chổi, sáng giờ bán được hơn chục cái, mỗi cái 50 ngàn đồng. Số tiền bán được chổi tôi lại mang vào chợ để mua bánh kẹo về cho gia đình ăn tết", bà Bơ nói.

Một cửa hàng bán trang phục truyền thống của người Pa cô, Vân Kiều.

bá cường

Ngoài bà Bơ, nhiều người đồng bào khác cũng đem các loại hàng hóa, sản phẩm như lá dong, dây lạt, chổi đót... mà họ kiếm được trong vùng sâu vùng xa để mua bán, trao đổi trước một cái tết cận kề.

Khu chợ Khe Sanh tấp nập từ sáng sớm đến chiều tối.

bá cường

Nhiều tiểu thương tại chợ Khe Sanh vẫn thường nói với nhau rằng "chợ này ngày tết mà đồng bào không ra thì tiểu thương mất tết". Bà Hoàng Thị Thủy (59 tuổi, TT.Khe Sanh), một tiểu thương tại chợ Khe Sanh, đang chờ mong người đồng bào kéo ra thật nhiều để mau sớm bán được hàng.

Đồng bào Pa Cô, Vân Kiều cũng mang những mặt hàng chuẩn "rừng núi" ra trao đổi.

bá cường

"Mặt hàng tôi bán là trang phục truyền thống của người Pa Cô, Vân Kiều, với họ việc có một chiếc áo tò hè, một cái sánh mới mang ngày tết cũng giống như mình mua áo quần mới dịp tết vậy. Những ngày này dân bản kéo ra ngày một đông, trung bình cũng thu về 5 - 6 triệu đồng/ngày", bà Thủy chia sẻ.

Sắm bánh mứt ăn tết cũng không quên làm đẹp cho bản thân những ngày đầu năm

bá cường

Không chỉ những quầy bán trang phục truyền thống Pa Cô, Vân Kiều, những quầy hàng khác khi nào cũng tấp nập những bóng người, chen chúc giữa những con đường nhỏ hẹp trong chợ. Từ quầy áo quần, giày dép, bánh kẹo đến cửa hàng vàng bạc đá quý... đều tất bật.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.