Chiến sự tối 25.2: Nga tăng cường tàu chiến ở Biển Đen, Ukraine đề phòng tấn công tên lửa

25/02/2023 18:32 GMT+7

Ukraine đang tăng cường cảnh giác trước các cuộc tấn công tên lửa của Nga trong bối cảnh Moscow tăng số tàu chiến ở Biển Đen trong những ngày gần đây.

Chiến sự tối 25.2: Nga thêm tàu ở Biển Đen, Ukraine đề phòng tấn công tên lửa - Ảnh 1.

Quân nhân Ukraine bắn về phía Nga gần thị trấn tiền tuyến Bakhmut, vùng Donetsk ngày 24.2

REUTERS

Nga tăng cường số tàu chiến ở Biển Đen, Ukraine cảnh giác

Theo The Guardian, quân đội Ukraine cho biết Nga đã tăng gấp đôi số lượng tàu đang hoạt động ở Biển Đen vào ngày 24.2 và dự đoán đây có thể là bước chuẩn bị cho nhiều cuộc tấn công tên lửa hơn. Hải quân Nga thường xuyên phóng tên lửa từ hạm đội Biển Đen vào cơ sở hạ tầng quan trọng và các cơ sở sản xuất điện của Ukraine.

"Hạm đội tàu chiến ở Biển Đen đã tăng gấp đôi so với sáng nay - hiện là 8 tàu. Điều này có thể cho thấy rằng một cuộc tấn công tên lửa cũng như các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đang được chuẩn bị", Bộ chỉ huy quân sự Ukraine khu vực phía nam cho biết trong một cập nhật trên Facebook.

Xem nhanh: Ngày 366 chiến dịch, Ukraine nhận xe tăng Leopard, ngóng M1-Abrams; Nga mất 50% đội T-72

Một trong số các tàu là tàu khu trục được trang bị 8 tên lửa Kalibr. Tuần trước, Ukraine cho biết Nga đã phóng 4 tên lửa Kalibr từ Biển Đen, 2 trong số đó đã bị bắn hạ.

Nga cạn UAV Iran sản xuất?

Tình báo quân sự Anh ngày 25.2 nhận định Nga dường như đã cạn kiệt máy bay không người lái (UAV) do Iran sản xuất và sẽ tìm cách bổ sung nguồn cung. Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga rất có thể coi UAV là "mồi nhử hữu ích có thể đánh lạc hướng lực lượng phòng không Ukraine khỏi các tên lửa hành trình hiệu quả hơn của Nga".

Bộ Quốc phỏng Anh cho biết không có bất kỳ báo cáo nào về việc UAV Iran được sử dụng ở Ukraine kể từ ngày 15.2. 

Nga tuyên bố chỉ có một ‘kịch bản’ cho hòa đàm với Ukraine

Trước đó, các lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố bắn hạ ít nhất 24 chiếc UAV Shahed-136 trong khoảng thời gian từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 và hàng loạt chiếc UAV cũng đã bị phá hủy trong vài ngày đầu tiên của năm 2023.

Nga nói chỉ có một ‘kịch bản’ cho hòa đàm với Ukraine

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia ngày 24.2 tuyên bố Nga chỉ sẵn sàng thảo luận về một giải pháp hòa bình để đạt được các mục tiêu cho chiến dịch quân sự ở Ukraine. "Nga sẵn sàng đàm phán để hiện thực hóa một cách hòa bình các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và sẽ không xem xét bất kỳ kịch bản nào khác", ông Nebenzia phát biểu tại Liên Hiệp Quốc.

Ông Nebenzia khẳng định Nga không bao giờ ấp ủ bất kỳ kế hoạch nào nhằm tiêu diệt Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập và chỉ khi nào Kyiv dừng các hành động thù địch thì Ukraine mới có cơ hội trở lại một quốc gia "bình thường".

Mỹ nghi Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí sát thương nào cho Nga?

Xem thêm: Nga tuyên bố chỉ có một ‘kịch bản’ cho hòa đàm với Ukraine

Mỹ nghi Trung Quốc xem xét gửi vũ khí cho Nga

The Wall Street Journal ngày 24.2 đưa tin các quan chức Mỹ nói rằng Trung Quốc đang xem xét cung cấp pháo và máy bay không người lái (UAV) cho lực lượng Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.

Các quan chức Mỹ đã nhận được các báo cáo tình báo nói rằng nếu Trung Quốc quyết định cung cấp vũ khí cho Moscow, những vũ khí đó cũng sẽ bao gồm pháo, máy bay không người lái (UAV), và có thể là các vũ khí khác để giúp lực lượng Nga ngăn chặn một cuộc phản công dự kiến của Ukraine vào mùa hè này.

Trước đó cùng ngày, tạp chí Der Spiegel của Đức đưa tin Nga đang đàm phán với một công ty Trung Quốc để mua 100 UAV cảm tử và đơn hàng có thể được giao vào mùa xuân. Số UAV này được cho là có khả năng mang chất nổ.

Chuyên gia: Xung đột Ukraine tác động ra sao đến căng thẳng Nga-phương Tây?

Xem thêm: Mỹ nghi Trung Quốc đang xem xét gửi loại vũ khí nào cho Nga?

EU thông qua vòng trừng phạt thứ 10 đối với Nga

Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) Thụy Điển tối 24.2 cho biết khối này đã thông qua gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga sau một thời gian đàm phán, theo Reuters.

Gói trừng phạt mới nhất bao gồm các hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với hàng hóa lưỡng dụng cũng như các biện pháp chống lại các thực thể hỗ trợ cuộc xung đột, truyền bá tuyên truyền hoặc vận chuyển máy bay không người lái được Nga sử dụng.

Gói trừng phạt được thông qua chỉ 2 tiếng trước khi bước sang ngày 25.2 (giờ địa phương). Việc đàm phán gói trừng phạt gặp khó khăn vì sự phản đối của Ba Lan. Warsaw cho rằng việc đặt ra các miễn trừ như hạn ngạch nhập khẩu lớn và thời gian chuyển tiếp dài sẽ khiến các hạn chế liên quan đến việc EU ngưng nhập cao su của Nga không có hiệu lực trên thực tế.

Người Việt ở Ukraine mong mỏi ngày hòa bình

Xem thêm: EU thông qua gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.