Bản tin Covid-19 ngày 9.3: Cả nước thêm 265.163 ca | Đề xuất F0 không triệu chứng được làm việc

09/03/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 9.3 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo T hanh Niên. Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới.

Bản tin Covid-19 ngày 9.3.2022 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:

Cả nước công bố 265.163 ca Covid-19 mới, 65.872 ca khỏi bệnh

Bản tin Bộ Y tế ngày 9.3 cho biết tính từ 16h ngày 8.3 đến 16h ngày 9.3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 164.596 ca nhiễm mới, các Sở Y tế Nghệ An, Bắc Giang và Quảng Ninh đăng ký bổ sung thêm 100.567 ca. Như vậy, tổng số ca nhiễm được công bố trong ngày là 265.163 ca.

Trong ngày, có 65.872 ca được công bố khỏi bệnh.Bản tin cũng thông báo về 109 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 41.086 ca.

Ngày 9.3: Công bố 265.163 ca Covid-19, 65.872 ca khỏi | Hà Nội 31.365 ca | TP.HCM 2.463 ca

Thông tin về 265.163 ca vừa được công bố như sau:

  • 20 ca nhập cảnh
  • 164.576 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.161 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 106.573 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (31.365), Nghệ An (10.296), Bắc Ninh (9.068), Phú Thọ (5.594), Sơn La (4.924), Hưng Yên (4.102), Hòa Bình (3.997), Bình Dương (3.993), Nam Định (3.980), Lạng Sơn (3.905), Hải Dương (3.636), Tuyên Quang (3.498), Cà Mau (3.294), Đắk Lắk (3.119), Hải Phòng (3.027), Lào Cai (2.939), Quảng Ninh (2.905), Bắc Giang (2.794), Thái Nguyên (2.790), Điện Biên (2.772), Vĩnh Phúc (2.729), Quảng Trị (2.673), Bình Định (2.620), Thái Bình (2.608), Ninh Bình (2.554), Gia Lai (2.551), Quảng Bình (2.473), TP.HCM (2.463), Hà Nam (2.372), Bình Phước (2.316), Cao Bằng (2.298), Bắc Kạn (2.258), Hà Giang (2.177), Yên Bái (2.064), Lai Châu (1.869), Khánh Hòa (1.861), Đà Nẵng (1.758), Lâm Đồng (1.224), Bến Tre (1.182), Thanh Hóa (1.163), Đắk Nông (1.011), Bà Rịa - Vũng Tàu (957), Tây Ninh (955), Hà Tĩnh (858), Vĩnh Long (754), Phú Yên (746), Quảng Ngãi (722), Bình Thuận (628), Trà Vinh (437), Thừa Thiên Huế (368), Kon Tum (367), Quảng Nam (323), Bạc Liêu (312), Long An (226), Cần Thơ (191), Đồng Nai (140), Kiên Giang (76), An Giang (73), Hậu Giang (61), Đồng Tháp (49), Tiền Giang (40), Sóc Trăng (39), Ninh Thuận (32).

Ngày 9.3.2022, Sở Y tế Nghệ An đăng ký bổ sung 45.896 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 30.353 ca và Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 24.318 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-2.363), TP.HCM (-620), Bình Dương (-513).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+5.139), Hải Phòng (+2.924), Bắc Ninh (+2.858).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 141.797 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.042.036 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 51.041 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.034.498 ca, trong đó có 2.852.397 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (557.003), Hà Nội (491.366), Bình Dương (322.628), Bắc Ninh (203.588), Quảng Ninh (158.445).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 65.872 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.855.214 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.878 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 2.964 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 469 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 97 ca
  • Thở máy xâm lấn: 344 ca
  • ECMO: 4 ca

Từ 17h30 ngày 8.3 đến 17h30 ngày 9.3 ghi nhận 109 ca tử vong tại: Thái Nguyên (10 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (8 ca trong 2 ngày), Hà Nội (8 ), Nam Định (7 ca trong 2 ngày), Hà Nam (6 ca trong 2 ngày), Bắc Ninh (5), Nghệ An (5), Phú Thọ (5 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (4), Đà Nẵng (4), Quảng Ninh (4), Cà Mau (3), Hà Giang (3 ca trong 2 ngày), Hải Dương (3), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (2), Gia Lai (2), Ninh Bình (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Trị (2), TP.HCM (2), Trà Vinh (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1), Cần Thơ (1), Điện Biên (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Hải Phòng (1), Hậu Giang (1), Hòa Bình (1), Lâm Đồng (1), Phú Yên (1), Quảng Bình (1), Thái Bình (1), Thanh Hóa (1), Tuyên Quang (1), Vĩnh Long (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong07 ngày qua: 91 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.086 ca, chiếm tỉ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện là 34.921.995 mẫu tương đương 80.763.591 lượt người.

Trong ngày 8.3 có 379.421 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 198.647.028 liều, trong đó: liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 181.606.863 liều: Mũi 1 là 70.877.968 liều; Mũi 2 là 67.723.146 liều; Mũi 3 là 1.492.023 liều; Mũi bổ sung là 14.335.007 liều; Mũi nhắc lại là 27.178.719 liều.+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.040.165 liều: Mũi 1 là 8.745.928 liều; Mũi 2 là 8.294.237 liều.

Biến thể Covid-19 'Omicron tàng hình' đang chiếm ưu thế tại TP.HCM

Sáng 9.3, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM họp giao ban định kỳ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng tham dự.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thông tin dự báo thành phố sẽ có thêm 1 làn sóng dịch nữa từ các chuyên gia đăng tải trên các phương tiện truyền thông được người dân quan tâm. Do đó, Sở Y tế phân tích, đánh giá để nhận định đúng tình hình dịch bệnh và đưa ra giải pháp phù hợp.

Biến thể Covid-19 'Omicron tàng hình' đang chiếm ưu thế tại TP.HCM

Thứ 2 là việc tổ chức học trực tiếp phát sinh nhiều ca lây nhiễm dù thành phố đã có sự chuẩn bị. “Sau 3 tuần đi học thì cần cập nhật và điều chỉnh các giải pháp như thế nào để đảm bảo an toàn cho học sinh. Tránh tình trạng một số nơi làm cực đoan, nơi làm lơ là”, ông Mãi nói.

Bên cạnh đó là tác động của dịch bệnh đối với sản xuất, kinh doanh. Qua đánh giá 2 tháng đầu năm, một số mảng phục hồi, nhưng một số lĩnh vực vẫn còn vướng mắc mà thành phố cần tập trung tháo gỡ; nhất là khi từ ngày 15.3 sẽ mở cửa hàng không, du lịch với quốc tế.

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng không nên quá lo lắng với biến chủng mới vì thực tế đã diễn ra trên địa bàn

sỹ đông

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết việc các chuyên gia đặt vấn đề có làn sóng mới hay không là câu hỏi thiết thực, vì mỗi làn sóng đều gắn với một biến chủng mới. Hiện trên thế giới đang đối mặt với làn sóng thứ 3 gắn với biến chủng Omicron, cùng 2 dòng phụ là BA.1 và BA.2.

Đối với TP.HCM, ông Thượng dẫn chứng kết quả tầm soát ngẫu nhiên 119 trường hợp, ghi nhận 103 ca dương tính Omicron, trong đó có 43 ca dòng BA.2 và 24 ca dòng BA.1. Như vậy, biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” đang chiếm ưu thế. “TP.HCM vừa có BA.1 và BA.2, điều đó giải thích vì sao tốc độ lây lan ở thành phố nhanh như vậy. Chúng ta cũng không nên quá lo lắng chủng mới xuất hiện ở thành phố, vì thực tế nó đã diễn ra rồi”, ông Thượng nhìn nhận.

Giải đáp câu hỏi nếu có làn sóng mới thì vắc xin có hiệu quả hay không, ông Thượng cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định vắc xin vẫn có hiệu quả giúp người mắc Covid-19 không chuyển nặng, nhưng không thể bảo vệ người dân không bị lây nhiễm. Do đó, kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 vẫn phải tiếp tục trong thời gian tới.

4 nguyên nhân tử vong ở người trên 65 tuổi mắc Covid-19

Thời gian gần đây, tuy số ca tử vong do Covid-19 vẫn duy trì ở mức thấp nhưng số ca mắc mới trên địa bàn tăng nhanh, tương ứng số ca nặng, số ca thở máy có xu hướng tăng.

Theo kết quả phân tích của ngành y tế, phần lớn các trường hợp nặng và tử vong do Covid-19 trên địa bàn thành phố có đặc điểm chung: thứ nhất là người trên 65 tuổi; thứ hai là có bệnh nền; thứ ba là có trường hợp vẫn chưa tiêm vắc xin Covid-19; thứ tư khi có triệu chứng cần nhập viện thì những trường hợp này đã ở mức độ nặng và chưa được phát hiện là F0 trước đó nên chưa được sử dụng thuốc kháng vi rút.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, ngày 8.3, tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố được xác định (theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế) là 1.500 ca và 3.910 ca test nhanh nghi ngờ. Như vậy, ngày 8.3, TP.HCM có hơn 5.410 ca phải cách ly, chăm sóc và điều trị.

Trong số ca xác định, có 1.102 ca sàng lọc tại bệnh viện; 278 ca phát hiện tại cộng đồng do các Trung tâm y tế lấy mẫu; 120 ca được lấy mẫu sau khi chuyển vào cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và bệnh viện dã chiến.

Số ca mắc Covid-19 cộng dồn (Bộ Y tế công bố) tại TP.HCM là 554.036 ca.

TP.HCM quyết liệt bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao trên 65 tuổi

DUY TÍNH

UBND TP.HCM ngày 8.3 ban hành văn bản phát động đợt cao điểm Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao. Thời gian của đợt cao điểm từ 8.3 đến ngày 31.3; đối tượng là những người trên 65 tuổi, có bệnh nền.

UBND TP.HCM chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai 3 giải pháp. Thứ nhất, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để cập nhật danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi có kèm bệnh nền). Hoạt động này hoàn thành trước ngày 15.3.2022.

4 nguyên nhân tử vong ở người trên 65 tuổi mắc Covid-19

Thứ hai, triển khai thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19 đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao theo danh sách đang quản lý và danh sách đã được cập nhật. Thời gian hoàn thành xét nghiệm trước ngày 20.3. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, theo dõi sức khỏe tại nhà và được tư vấn từ xa qua mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cấp ngay thuốc kháng vi rút, chăm sóc, theo dõi theo hướng dẫn của Sở Y tế về “Hướng dẫn gói thuốc chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0”.

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, thuyết phục và phấn đấu tiêm vắc xin Covid-19 cho tất cả người thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng chưa được tiêm. Thời gian hoàn thành tiêm vắc xin cho người thuộc nhóm nguy cơ cao trước ngày 29.3.

Thứ tư, tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao đảm bảo giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc Covid-19. Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid- 19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

UBND TP.HCM nhấn mạnh, nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ không để tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình. Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, thì người nhà nên cho trẻ nhập các bệnh viện nhi để điều trị. Cần lưu ý các trường hợp trẻ dưới 12 tuổi có triệu chứng sốt, nên đưa trẻ đi xét nghiệm tầm soát Covid-19 tại các cơ sở y tế.

Đề xuất F0 mắc Covid-19 không triệu chứng được làm việc phù hợp

Sáng 9.3, tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết số ca nhiễm mới tuần gần đây giảm dần, ca nặng ở mức thấp, ca tử vong ở mức thấp nhất ổn định suốt nhiều tuần qua, cho thấy các biện pháp kiềm chế đã phát huy hiệu quả, trong đó có sự chung tay của người dân.

Theo khảo sát của Sở Y tế, kết quả giải trình tự gen bước đầu nhận thấy chủng Omicron trên địa bàn có 64% là biến thể BA.2 và 24% BA.1. Ông Nên đề nghị ngành y tế tiếp tục tập trung chiến lược bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, cần xem lại hướng dẫn quy trình phù hợp với bình thường mới vì khuyến cáo 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) đến nay có 1 số điểm không còn phù hợp. “Ví dụ như khẩu trang, sát khuẩn tương đối quen và làm được nhưng khoảng cách, không tập trung hiện không còn phù hợp. Chúng ta cứ kêu gọi 5K mà không sửa lại phù hợp thì rất khó thực hiện, đúng hơn là nói mà không làm được, không sát tình hình thực tế”, ông Nên nói.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng cần điều chỉnh khuyến cáo 5K cho phù hợp

SỸ ĐÔNG

Trên thực tế, các cháu đến trường học tập, các cơ quan doanh nghiệp làm việc bình thường thì phải có sự tập trung. Do vậy, cần hướng dẫn phù hợp với thực tế, đảm bảo cho tính khả thi hiệu quả. Tương tự, thủ tục khai báo hướng dẫn cũng cần ngắn gọn tiện để dễ làm, người dân thấy quyền lợi gì trong đó.

Dẫn kết quả số ca nhiễm trong trường học cao nhất là cấp tiểu học, ông Nên nhìn nhận bên cạnh việc chưa tiêm vắc xin thì còn có chuyện các cháu ăn uống, ngủ nghỉ cùng nhau. Ngành y tế và giáo dục phải giải được bài toán này để hạn chế lây nhiễm.

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết Bộ Y tế vừa rồi đã nói xin ý kiến Chính phủ giai đoạn giữa đại dịch và dịch lưu hành, sáng nay một số nước Đông Nam Á đã chuyển sang giai đoạn lưu hành như Indonesia, Malaysia. “Trong giai đoạn quá độ này, chúng ta phải nỗ lực cố gắng, kiềm chế được dịch để đảm bảo sản xuất, kinh doanh và tới đây mở cửa du lịch đón khách”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhìn nhận.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu Sở Y tế tiếp tục giám sát biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng tàng hình để cảnh báo và có biện pháp phù hợp dựa trên ý kiến cơ quan chức năng là Bộ Y tế, WHO. Tránh lơ là, mất cảnh giác nhưng tránh lo lắng thái quá dẫn đến những xáo động không tốt.

Đề xuất F0 mắc Covid-19 không triệu chứng được làm việc phù hợp

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho rằng các bộ tiêu chí an toàn sản xuất, kinh doanh thì quan tâm hơn đến đặc thù của địa phương. Trong đó, đề nghị nghiên cứu để thể hiện trong bộ tiêu chí, theo tinh thần là F1 không có vấn đề gì về sức khỏe thì có thể đi làm, F0 vẫn áp dụng cách ly.

Ông Phan Văn Mãi nói thêm, đối với các cơ quan, đơn vị có F0 không triệu chứng, không có vấn đề sức khỏe và tự nguyện thì vẫn duy trì cách làm việc phù hợp. Bởi trên thực tế, nhiều cơ quan có 30 - 50 F0, cách ly 7 - 10 ngày, thậm chí 2 tuần thì rất bị động công việc.

“Tất nhiên F0 có triệu chứng phải nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe nhưng trường hợp không có triệu chứng gì, vẫn duy trì làm việc trong thời gian cách ly với khối lượng, thời gian phù hợp thì cần tính toán để đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và kể cả trong hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Mãi gợi mở.

Để chuẩn bị mở cửa toàn bộ ngành du lịch, hàng không với quốc tế từ ngày 15.3, ông Phan Văn Mãi yêu cầu chuẩn bị các phương án, không để lúng túng.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 9.3 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.