Bản tin Covid-19 ngày 3.3: Cả nước thêm 176.150 ca | Covid-19 sẽ là bệnh đặc hữu

03/03/2022 19:50 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 3.3 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên . Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .

Bản tin Covid-19 ngày 3.3.2022 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:

Cả nước công bố 176.150 ca Covid-19 mới, 33.740 ca khỏi bệnh

Bản tin Bộ Y tế ngày 3.3.2022 cho biết tính từ 16h ngày 2.3 đến 16h ngày 3.3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 118.790 ca nhiễm mới.

Ngày 3.3.2022, Sở Y tế Hải Dương đăng ký bổ sung 29.360 ca và Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 28.000 ca.

Như vậy, tổng số ca nhiễm được công bố trong ngày là 176.150.Trong ngày có 33.740 ca được công bố khỏi bệnh.

Bản tin cũng thông báo về 95 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.547 ca.

Ngày 3.3: Công bố 176.150 ca Covid-19, 33.740 ca khỏi | Hà Nội 18.661 ca | TP.HCM 3.126 ca

Thông tin về 176.150 ca nhiễm vừa được công bố như sau:

  • 10 ca nhập cảnh
  • 118.780 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.500 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 77.226 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (18.661), Nghệ An (6.152), Bắc Ninh (5.648), Quảng Ninh (3.956), Nam Định (3.801), Sơn La (3.751), Hưng Yên (3.497), Lạng Sơn (3.250), Phú Thọ (3.168), TP.HCM (3.126), Vĩnh Phúc (2.835), Thái Nguyên (2.793), Bắc Giang (2.673), Hòa Bình (2.610), Hải Phòng (2.581), Đắk Lắk (2.480), Lào Cai (2.414), Ninh Bình (2.364), Hải Dương (2.360), Yên Bái (2.358), Quảng Bình (2.335), Bình Dương (2.282), Tuyên Quang (2.269), Hà Giang (2.178), Thái Bình (2.131), Khánh Hòa (1.977), Bình Phước (1.948), Điện Biên (1.843), Cao Bằng (1.838), Cà Mau (1.708), Hà Nam (1.645), Đà Nẵng (1.465), Bình Định (1.450), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.321), Thanh Hóa (1.056), Gia Lai (1.002), Quảng Trị (995), Lâm Đồng (983), Đắk Nông (836), Phú Yên (835), Hà Tĩnh (828), Bến Tre (817), Tây Ninh (691), Bắc Kạn (537), Bình Thuận (486), Quảng Ngãi (453), Thừa Thiên-Huế (351), Quảng Nam (346), Vĩnh Long (293), Bạc Liêu (260), Đồng Nai (237), Kon Tum (193), Long An (165), Cần Thơ (147), Kiên Giang (101), Trà Vinh (83), An Giang (55), Đồng Tháp (47), Ninh Thuận (36), Sóc Trăng (35), Tiền Giang (29), Hậu Giang (15).

Ngày 3.3.2022, Sở Y tế Hải Dương đăng ký bổ sung 29.360 ca và Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 28.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lai Châu (-1.151), Bắc Kạn (-687), Đắk Nông (-555).- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+3.547), Nghệ An (+1.823), Bình Dương (+1.249).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 95.127 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.885.631 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 39.335 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.878.220 ca, trong đó có 2.547.708 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (541.987), Hà Nội (319.048), Bình Dương (301.609), Đồng Nai (101.825), Tây Ninh (96.555).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế)

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 33.740 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.550.525 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.840 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 3.039 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 371 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 89 ca
  • Thở máy xâm lấn: 332 ca
  • ECMO: 9 ca

Từ 17h30 ngày 2.3 đến 17h30 ngày 3.3 ghi nhận 95 ca tử vong tại: Hà Nội (20), Hải Dương (7 ca trong 02 ngày), Thanh Hóa (6 ca trong 02 ngày), Đắk Lắk (5), Đồng Nai (5), Hà Giang (5 ca trong 02 ngày), Đà Nẵng (4), Lâm Đồng (4), Bình Định (3), Kiên Giang (3), Quảng Ninh (3), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Cao Bằng (2), Hà Nam (2), Hà Tĩnh (2), Lạng Sơn (2), Ninh Bình (2), Phú Thọ (2), TP.HCM (2), Bình Phước (1), Đắk Nông (1), Đồng Tháp (1), Gia Lai (1), Hải Phòng (1), Hòa Bình (1), Lào Cai (1), Phú Yên (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Trị (1), Thái Nguyên (1), Trà Vinh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 95 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.547 ca, chiếm tỉ lệ 1% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện là 33.994.645 mẫu tương đương 79.665.130 lượt người.

Trong ngày 2.3 có 376.284 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 195.672.969 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 178.871.881 liều: Mũi 1 là 70.780.325 liều; Mũi 2 là 67.485.548 liều; Mũi 3 là 1.444.843 liều; Mũi bổ sung là 14.055.038 liều; Mũi nhắc lại là 25.106.127 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.801.088 liều: Mũi 1 là 8.635.842 liều; Mũi 2 là 8.165.246 liều.

Tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu

Báo cáo về dự thảo chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022 - 2023), lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, từ khi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP đến nay, tỷ lệ tử vong/số mắc giảm từ 2,45% xuống 1,54%; kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc. Người dân tin tưởng, đồng lòng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch. Theo một khảo sát, tỷ lệ người dân Việt Nam hài lòng với các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ đạt 96%.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp

nhật bắc

Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, WHO và các quốc gia nhận định dịch chưa thể kiểm soát được trước năm 2023, đặc biệt là biến chủng mới Omicron và các biến chủng khác tiềm ẩn nhiều nguy cơ chưa lường trước được.

Dự thảo chương trình phòng, chống dịch Covid-19 đặt mục tiêu vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch, hạn chế lây lan trong cộng đồng vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, nhanh chóng đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do Covid-19 và các nguyên nhân khác…

Một số mục tiêu cụ thể như bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 và chủ động cung ứng vắc xin; giảm tối thiểu 30% tỷ lệ tử vong do Covid-19/tổng số bệnh nhân được phát hiện, quản lý và điều trị tại cơ sở y tế và tại cộng đồng; tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch Covid-19; bảo đảm sẵn sàng lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại chỗ và có kế hoạch bố trí lực lượng tăng cường khi cần thiết; bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19; 100% các biện pháp phòng, chống dịch, chiến lược tiêm vắc xin phòng Covid-19 được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời tới người dân để tạo đồng thuận khi thực hiện.

Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các công thức, phương châm phòng, chống dịch đã được tổng kết. Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.

Vì sao nhiều phường, xã ở TP.HCM trở thành “vùng cam” Covid-19?

Theo báo cáo đánh giá cấp độ dịch Covid-19 của Sở Y tế TP.HCM trong tuần vừa qua, 13 phường, xã chuyển thành vùng cam (cấp độ 3 - vùng cam, nguy cơ cao).

Cụ thể: P.5 (Q.5); phường 5, 7, 11 và 12 (Q.10); P.11 (Q.11); xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh); xã Bà Điểm (H.Hóc Môn) và phường An Lợi Đông, An Phú, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú B (TP.Thủ Đức). Nguyên nhân dẫn đến các việc phường tăng cấp độ dịch chủ yếu do số ca nhiễm tăng, tỷ lệ tiêm vắc xin không đạt và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế cơ sở.

Trả lời Thanh Niên chiều 2.3, Phó chủ tịch UBND Q.10 Bùi Thế Hải cho biết theo báo cáo của Sở Y tế thì 4 phường: 5, 7, 11 và 12 của quận là vùng cam nguyên nhân do ca nhiễm tăng và tỷ lệ tiêm vắc xin không đạt. Ông Hải nhìn nhận số ca nhiễm ở các phường có sự gia tăng, nhưng đây là sự gia tăng chung của toàn TP.HCM. Riêng tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19, ông Hải phân trần dữ liệu tiêm vắc xin mà quận đưa lên hệ thống tiêm chủng quốc gia thường bị trả về, dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng trên hệ thống thấp hơn con số đã tiêm thực tế. “Quận đang giao các phường cập nhật lại dữ liệu để cải thiện chỉ số này, bởi thực tế tiêm mũi 2 đã trên 90%”, ông Hải nói.

Lãnh đạo UBND Q.10 cũng cho hay vẫn còn lấn cấn trong tỷ lệ tiêm vắc xin là hệ thống dữ liệu quốc gia thì tính trên tổng số dân chứ không tính theo độ tuổi, nên quận phải rà lại để số liệu tiêm chủng sát với yêu cầu.

TP.HCM tăng lên gần 50.000 ca Covid-19 cách ly tại nhà

Theo bác sĩ Vương Anh Tài, Trưởng phòng Y tế Q.11, thì P.11 (Q.11) cũng được đánh giá vùng cam do có 55 ca dương tính, tính tỷ lệ trên tổng số dân thì cao. Còn với tỷ lệ tiêm chủng, Q.11 tiêm mũi 1 là 100%, mũi 2 gần 100%, mũi 3 là 97 - 98%, nhưng không biết vì sao trên dữ liệu tiêm chủng quốc gia không nhập vào. Q.11 đã liên hệ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) đề nghị hướng dẫn và cho phép quận nhập lại những trường hợp chưa được đưa vào dữ liệu tiêm chủng quốc gia. Nếu giả sử coi tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt, thì về khả năng đáp ứng về y tế của quận rất cao, quận có 2 khu cách ly tổng cộng đến 900 giường. Nên cộng cả số ca mắc mới, tiêm vắc xin và khả năng đáp ứng của quận thì P.11 chỉ ở cấp độ 2 - vùng vàng.

Về cách tính số ca mắc mới, theo bác sĩ Tài, HCDC tính luôn số ca đi xét nghiệm ở các BV khác (do các BV báo về HCDC) cộng với số ca quận, huyện báo lên nhưng hiện HCDC cũng chưa cập nhập số liệu quận báo lên (quy định mới là địa phương test lại một trường hợp người dân báo dương tính thì xem như ca dương tính), nên khi người dân phường nào đó đi xét nghiệm PCR ở BV nhiều thì phường đó số ca cao, còn các phường khác thì không cao dù số ca mắc giữa các phường là gần như tăng ngang nhau.



Khan hiếm nhân công vì dịch bệnh, người Đắk Lắk ngậm ngùi nhìn tiêu rụng

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh tại Đắk Lắk, nhiều hộ dân lo lắng khó thuê được nhân công hái tiêu do ảnh hưởng của dịch bệnh và khan hiếm nguồn nhân công trong khu vực.

Nhiều hộ dân lo lắng không thuê được nhân công trong mùa tiêu năm nay

Sầm ÁNH

Giá tiêu năm nay đạt mức từ 80.000 – 85.000 đ/kg, có xu hướng tăng cao so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, sản lượng năm nay lại không được tốt. Đồng thời, các chi phí như tiền phân bón, chăm sóc và tiền công đang ngày càng tăng khiến người dân gặp nhiều khó khăn hơn.

Khan hiếm nhân công, người Đắk Lắk ngậm ngùi nhìn tiêu rụng không người hái

Tiêu đang chín dần trên cây, có những chùm tiêu chín trước đã rơi rụng đầy gốc

SẦM ÁNH

Gia đình ông Văn Khình (ở huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) có gần 1 hecta đất trồng tiêu xen cà phê, vì vậy mỗi năm ông đều thuê hai đến ba cặp nhân công trẻ về hái tiêu. Tuy nhiên năm nay, những người trẻ ở đây hầu hết đều đi làm công ty nên việc tìm kiếm nhân công khá khó khăn.

Ông Khình lo lắng khó kiếm được công hái tiêu trong năm nay

Sầm ÁNH

Theo bà Mai, vợ của ông Khình, trước cảnh tiêu rụng kín gốc như vậy, bà cũng đành tự vận động các thành viên trong gia đình tự hái tiêu là chủ yếu và nếu có thuê nhân công thì gia đình bà cũng sẽ ưu tiên những nhân công trẻ đầu tiên.

Bà Mai cố gắng nhặt lại những hạt tiêu đã rụng xuống gốc

SẦM ÁNH

Ngoài ra, gia đình ông Khình chia sẻ thêm, khi hạt tiêu rụng xuống gốc sẽ kém chất lượng hơn khi hái chín trên cây, để lâu dưới đất, tiêu sẽ tự mục nát và giảm đi trọng lượng khá nhiều. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, gia đình ông dự tính trong mùa vụ năm sau sẽ tăng mức tiền công để giữ chân người hái tiêu.

Tiêu rụng xuống gốc sẽ đen dần và mục nát

SẦM ÁNH

Nhiều hộ dân khác cũng chung tình cảnh như gia đình ông Khình. Khi thiếu hụt về nguồn nhân công hái tiêu thì người dân chỉ đành ngậm ngùi nhìn tiêu rụng và tự mình hái dần. Chẳng hạn như gia đình bà Phùng Thị Yến (ở huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, gia đình bà có gần một hecta đất trồng tiêu xen các loại cây công nghiệp khác, vì năm nay tiêu chín không đều nên bà phải tự nhặt tiêu dưới gốc rất nhiều lần.

Bà Yến đành tự mình nhặt tiêu rụng gốc khi chưa thuê được nhân công

SẦM ÁNH

Theo trang thông tin điện tử của huyện Cư M’gar, toàn huyện đạt sản lượng bình quân về hồ tiêu trong năm 2021 là 5.000 - 6.000 tấn. Nếu năm nay nhiều hộ dân bị thất thu do tiêu chết thì sản lượng sẽ có xu hướng giảm đáng kể. Đặc biệt, thiếu hụt nhân công hái tiêu cũng là yếu tố khiến cho sản lượng và chất lượng hồ tiêu hao hụt.

Nghiên cứu Mỹ: vắc xin Covid-19 Pfizer giảm hiệu quả ở trẻ 5-11 tuổi

Các nhà nghiên cứu tại Bộ Y tế Bang New York cho thấy hiệu quả chống lây nhiễm của vắc xin ở nhóm tuổi này giảm từ 68% xuống chỉ 12% trong khoảng thời gian từ 13.12-30.1. Trong khi đó, ở trẻ từ 12-17 tuổi, hiệu quả của vắc xin giảm từ 66% xuống 61%.

Bé trai 7 tuổi được tiêm vắc xin ở Pennsylvania, Mỹ

reuters

Nhóm trẻ dưới 12 tuổi được tiêm liều vắc xin bằng 1/3 so với liều của trẻ trên 12 tuổi. Và có thể đây là lý do tại sao vắc xin bị giảm hiệu quả.

Nhóm tác giả lưu ý rằng vắc xin vẫn cung cấp khả năng phòng ngừa bệnh Covid-19 nặng ở trẻ từ 5-11 tuổi và vẫn nên tiêm chủng cho trẻ. Theo đó, vắc xin giúp tỉ lệ nhập viện ở trẻ trong nhóm tuổi này giảm từ 100% xuống 48%, và từ 85% giảm còn 73% ở các trẻ lớn hơn.

Nghiên cứu Mỹ: vắc xin Covid-19 Pfizer giảm hiệu quả ở trẻ 5-11 tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy những thách thức mà vắc xin dành cho trẻ em phải đối mặt.

Đầu tháng 2, Pfizer đã tạm hoãn tiêm ngừa cho trẻ dưới 5 tuổi và cho rằng cần thêm thời gian để thử nghiệm liều thứ 3.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 3.3 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.