Bản tin Covid-19 ngày 23.2: Công bố 82.126 ca mới | Số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng thấy

23/02/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 23.2 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên . Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .

Bản tin Covid-19 ngày 23.2.2022 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:

Công bố 82.126 ca Covid-19 mới, 15.641 ca khỏi bệnh

Bản tin Bộ Y tế ngày 23.2.2022 cho biết tính từ 16h ngày 22.2 đến 16h ngày 23.2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 60.355 ca nhiễm mới. Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 21.771 ca mới. Như vậy, tổng số ca công bố trong ngày là 82.126 ca.

Trong ngày có 15.641 ca được công bố khỏi bệnh.

Bản tin cũng thông báo về 91 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 39.719 ca.

Thông tin về 82.126 ca nhiễm vừa được công bố như sau:

  • 17 ca nhập cảnh
  • 60.338 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.467 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 42.145 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (7.419), Bắc Giang (2.998), Hải Dương (2.944), Hòa Bình (2.595), Bắc Ninh (2.505), Phú Thọ (2.499), Nam Định (2.203), Vĩnh Phúc (2.013), Quảng Ninh (1.868), Hải Phòng (1.816), Ninh Bình (1.739), Hưng Yên (1.617), Yên Bái (1.556), Nghệ An (1.525), Thái Nguyên (1.499), TP.HCM (1.451), Lào Cai (1.406), Thái Bình (1.385), Lạng Sơn (1.322), Khánh Hòa (1.296), Tuyên Quang (1.277), Đắk Lắk (1.262), Quảng Nam (1.097), Bình Định (1.059), Hà Giang (1.057), Đà Nẵng (918), Cao Bằng (873), Quảng Bình (825), Thanh Hóa (803), Bình Phước (731), Hà Tĩnh (694), Lâm Đồng (636), Điện Biên (560), Bà Rịa - Vũng Tàu (515), Hà Nam (448), Phú Yên (388), Cà Mau (378), Bình Dương (373), Lai Châu (371), Quảng Trị (327), Gia Lai (314), Đắk Nông (264), Thừa Thiên-Huế (226), Bình Thuận (185), Kon Tum (155), Tây Ninh (142), Quảng Ngãi (108), Bắc Kạn (103), Bạc Liêu (98), Đồng Nai (92), Bến Tre (84), Vĩnh Long (69), Trà Vinh (50), Long An (49), Cần Thơ (41), Đồng Tháp (30), Ninh Thuận (19), Sóc Trăng (18), An Giang (14), Tiền Giang (12), Hậu Giang (9), Kiên Giang (8 ).
    Ngày 23.2: Công bố 82.126 ca Covid-19, 15.641 ca khỏi | Hà Nội 7.419 ca | TP.HCM 1.451 ca
    Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 21.771 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Vĩnh Phúc.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sơn La (-1.494), Lào Cai (-650), Bắc Ninh (-337).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (+876), Hà Nội (+559), Lạng Sơn (+557).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 47.264 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.972.378 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.092 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.965.092 ca, trong đó có 2.317.905 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (523.593), Bình Dương (294.644), Hà Nội (218.100), Đồng Nai (100.666), Tây Ninh (89.370).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 15.641 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.320.722 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.263 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 2.579 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 316 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 104 ca
  • Thở máy xâm lấn: 251 ca
  • ECMO: 13 ca

Từ 17h30 ngày 22.2 đến 17h30 ngày 23.2 ghi nhận 91 ca tử vong, gồm:

  • Tại TP.HCM (3) trong đó 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).
  • Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (11), Bình Định (7), Hải Dương (6), Quảng Nam (6), Đà Nẵng (4), Hòa Bình (4 ca trong 02 ngày), Kiên Giang (4), Hải Phòng (3), Lạng Sơn (3), Nam Định (3), Ninh Bình (3), Phú Yên (3), Bắc Ninh (2), Bình Dương (2), Cà Mau (2), Hà Giang (2), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2), Sóc Trăng (2), Thái Bình (2), Thanh Hóa (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Kạn (1), Bạc Liêu (1), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Khánh Hòa (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Trị (1), Thừa Thiên Huế (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 84 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.719 ca, chiếm tỉ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện là 33.277.610 mẫu tương đương 78.664.831 lượt người.

Trong ngày 22.2 có 408.611 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 192.403.472 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.634.046 liều: Mũi 1 là 70.899.025 liều; Mũi 2 là 67.329.883 liều; Mũi 3 là 1.452.734 liều; Mũi bổ sung là 13.554.051 liều; Mũi nhắc lại là 22.398.353 liều.+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.769.426 liều: Mũi 1 là 8.612.462 liều; Mũi 2 là 8.156.964 liều.

2% trẻ mắc Covid-19 có diễn tiến nặng

Ngày 22.2.2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ban hành Quyết định 405 về việc "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em".

Theo hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế thay đổi hướng dẫn về trường hợp bệnh nghi ngờ và xác định. Trong đó, trường hợp bệnh xác định gồm 4 trường hợp:

  1. Là trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (PCR).
  2. Là trẻ tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.
  3. Là trẻ có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính.
  4. Là trẻ có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với SARS-CoV-2. Trong trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

Trong hướng dẫn trước, ca bệnh xác định là tất cả các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ và có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR.

2% trẻ mắc Covid-19 có diễn tiến nặng

Cũng theo hướng dẫn tại Quyết định 405, Bộ Y tế bổ sung thêm mức độ trẻ nhiễm không có triệu chứng (không có biểu hiện lâm sàng), cùng với mức độ nhẹ - trung bình – nặng – nguy kịch. Như vậy, có 5 mức độ trong phân độ lâm sàng.

Trong đó, các trẻ triệu chứng nhẹ được cách ly tại nhà, thực hiện theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ Y tế (đối với tất cả các lứa tuổi). Trẻ có triệu chứng nhẹ cân nhắc điều trị tại cơ sở cơ sở y tế nếu có yếu tố nguy cơ.

Hướng dẫn mới cũng bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir cho điều trị Covid-19 ở trẻ em. Remdesivir được chỉ định điều trị cho người bệnh nội trú thể nhẹ có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ, hoặc người bệnh suy hô hấp phải thở ô xy/thở CPAP/thở ô xy dòng cao HFNC/thở máy không xâm nhập. Trước đó, trẻ mức độ nhẹ không dùng.

Trẻ là F0 ở mức độ nhẹ nếu có yếu tố nguy cơ cũng sẽ được cân nhắc điều trị tại cơ sở y tế.

Theo Bộ Y tế, trẻ mắc Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày. Khi khởi phát có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.

Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 - 2 tuần.

Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5 - 8 của bệnh. Trong đó, một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Tỉ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (dưới 0,1%), hầu hết tử vong do bệnh nền.

Thời kỳ hồi phục thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7 - 10 ngày.

800 hộp thuốc lậu được quảng cáo ‘thần dược’ chữa khỏi Covid-19 sau 3 ngày

Hai thùng hàng với hơn 800 hộp thuốc tân dược được giới thiệu là thuốc điều trị, chữa khỏi Covid-19 vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn thu giữ.

Cận cảnh 800 hộp thuốc lậu được quảng cáo ‘thần dược’ chữa khỏi Covid-19 sau 3 ngày

Đây là loại thuốc được quảng cáo rất nhiều trên mạng xã hội, có công dụng phòng và điều trị Covid-19, sau 3 ngày điều trị là khỏi bệnh. Lô thuốc này không có bất kỳ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và kiểm định chất lượng nào, được các đối tượng xé lẻ để vận chuyển bằng ô tô, xe máy tới các nhà phân phối, đưa ra thị trường tiêu thụ.

"Bước đầu xác định số hàng hóa này vi phạm hành vi nhập lậu hàng hóa và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong tết và sau tết, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Lạng Sơn diễn biến phức tạp. Các đối tượng đã dùng thủ đoạn là nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam, sau đó đăng bán trên mạng xã hội Facebook và Zalo. Qua các biện pháp nghiệp vụ, chúng tôi đã phát hiện và tổ chức đấu tranh. Trong 2 ngày 17 và 18 tháng 2, chúng tôi đã bắt được 2 vụ. Mỗi vụ thu giữ hơn 400 hộp thuốc như thế này, đóng trong 2 thùng", Thiếu tá Nguyễn Hữu Nghị, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết.

Dù chưa được cấp phép và cũng không có công dụng phòng hay điều trị Covid-19 nhưng loại thuốc này vẫn đang được bán trôi nổi ở thị trường Việt Nam

vấn tâm

Cũng theo cơ quan công an tỉnh Lạng Sơn, những chữ nước ngoài được in trên bao bì đã được đơn vị dịch sơ bộ ra tiếng Việt. Thông tin trên vỏ hộp cho biết đây là loại thuốc có tên là Liên Hoa Thanh Ôn, là một loại thuốc thông dụng để chữa cảm cúm, viêm họng, ho sốt và điều trị viêm phổi, không có tác dụng điều trị Covid-19. Quy cách đóng gói mỗi hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ có 12 viên.

"Qua các biện pháp nghiệp vụ và thông tin chúng tôi thu thập được trên mạng xã hội là ban đầu, mỗi hộp thuốc này được mua với giá 65.000 đồng. Khi về đến Việt Nam, số thuốc này được phân phối lại với giá 80.000 đồng và khi bán lẻ cho người tiêu dùng thì giá lên đến 140.000 đồng/hộp.

Số lượng thuốc này đang trên đường đi tiêu thụ thì bị công an tỉnh Lạng Sơn thu giữ.

vấn tâm

Chúng tôi đánh giá lợi nhuận của việc buôn thuốc này là hơn gấp 2 lần, mua về 65.000 đồng bán ra 140.000 đồng, lợi nhuận là rất lớn. Khi nhập về Việt Nam, các đối tượng nhập số lượng lớn, bán tại Lạng Sơn là bán lẻ và chuyển về dưới xuôi thì sẽ bán cả thùng to như thế này. Thủ đoạn của các đối tượng là chỉ bán cho người thân quen, nên khi chúng tôi hỏi mua thì gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thu thập thông tin tài liệu điều tra", ông Nghị cho biết thêm.

Cơ quan y tế tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết đây là loại thuốc không thể chữa khỏi Covid-19, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 23.2 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.