Bản tin Covid-19 ngày 19.3: Cả nước hơn 7,7 triệu ca | Hà Nội vượt 1 triệu ca nhiễm

19/03/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 19.3 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên . Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .

Bản tin Covid-19 ngày 19.3.2022 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:

Cả nước công bố 424.729 ca Covid-19 mới, 129.434 ca khỏi bệnh

Bản tin Bộ Y tế ngày 19.3.2022 cho biết tính từ 16h ngày 18.3 đến 16h ngày 19.3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 150.618 ca nhiễm mới. Các Sở Y tế Hà Nội, Nam Định và Bắc Ninh đăng ký bổ sung 274.111 ca. Như vậy, tổng số ca nhiễm được công bố là 424.729 ca.

Trong ngày có 129.434 ca được công bố khỏi bệnh.

Bản tin cũng thông báo về 77 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 41.817 ca.

Ngày 19.3: Công bố 424.729 ca Covid-19, 129.434 ca khỏi | Hà Nội 21.071 ca | TP.HCM 1.441 ca

Thông tin về 424.729 ca nhiễm vừa được công bố như sau:

  • 12 ca nhập cảnh
  • 150.606 ca ghi nhận trong nước (giảm 12.559 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 99.644 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (21.071), Nghệ An (11.099), Phú Thọ (6.681), Hải Dương (4.938), Lạng Sơn (4.713), Tuyên Quang (4.598), Lào Cai (4.587), Đắk Lắk (4.466), Vĩnh Phúc (3.990), Hòa Bình (3.986), Sơn La (3.652), Bắc Ninh (3.612), Bắc Giang (3.495), Quảng Bình (3.280), Thái Bình (3.231), Yên Bái (3.152), Điện Biên (2.905), Hưng Yên (2.887), Cao Bằng (2.858), Quảng Ninh (2.794), Thái Nguyên (2.774), Bình Định (2.696), Cà Mau (2.606), Bến Tre (2.425), Lâm Đồng (2.391), Lai Châu (2.380), Quảng Trị (2.308), Bắc Kạn (2.029), Hà Nam (1.997), Hà Giang (1.962), Nam Định (1.927), Bình Phước (1.880), Bình Dương (1.739), Vĩnh Long (1.544), Tây Ninh (1.511), TP.HCM (1.441), Ninh Bình (1.247), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.233), Trà Vinh (1.211), Phú Yên (1.133), Đắk Nông (1.018), Thanh Hóa (1.015), Kon Tum (995), Khánh Hòa (987), Hà Tĩnh (957), Hải Phòng (846), Quảng Ngãi (820), Đà Nẵng (802), Thừa Thiên-Huế (627), Bình Thuận (553), Quảng Nam (352), Bạc Liêu (292), An Giang (175), Long An (171), Kiên Giang (136), Đồng Tháp (94), Cần Thơ (78), Đồng Nai (73), Hậu Giang (71), Ninh Thuận (63), Sóc Trăng (36), Tiền Giang (16).

Ngày 19.3.2022, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 190.000 ca, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 48.861 ca và Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 35.250 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-2.876), Hà Nội (-2.507), Phú Thọ (-1.361).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+1.131), Bắc Giang (+772), Hải Dương (+531).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 168.014 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.791.841 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 78.878 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.784.177 ca, trong đó có 3.988.576 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.151.105), TP.HCM (581.285), Bình Dương (358.382), Nghệ An (336.515), Hải Dương (310.501).

Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 129.434 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.991.393 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.691 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 2.982 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 338 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 92 ca
  • Thở máy xâm lấn: 275 ca
  • ECMO: 4 ca

Từ 17h30 ngày 18.3 đến 17h30 ngày 19.3 ghi nhận 77 ca tử vong tại: Quảng Nam (14 ca trong 3 ngày), Bình Thuận (4), Cao Bằng (4), Đắk Lắk (4), Bạc Liêu (3), Hà Giang (3), Khánh Hòa (3), Kiên Giang (3), Ninh Bình (3), Quảng Ninh (3), TP.HCM (3), Bắc Giang (2), Bắc Kạn (2), Cần Thơ (2), Đà Nẵng (2), Hà Nam (2), Lâm Đồng (2), Lạng Sơn (2), Nam Định (2 ca trong 2 ngày), Phú Yên (2), Thanh Hóa (2), Vĩnh Long (2), An Giang (1), Bình Định (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Đồng Nai (1), Hà Tĩnh (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 75 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.817 ca, chiếm tỉ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện là 36.777.380 mẫu tương đương 82.654.443 lượt người.

Trong ngày 18.3 có 160.525 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 201.566.460 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.509.503 liều:

  • Mũi 1 là 70.938.226 liều
  • Mũi 2 là 67.872.903 liều
  • Mũi 3 là 1.496.162 liều
  • Mũi bổ sung là 14.633.539 liều
  • Mũi nhắc lại là 29.568.673 liều

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.056.957 liều:

  • Mũi 1 là 8.751.910 liều
  • Mũi 2 là 8.305.047 liều

Evusheld không phải 'siêu vắc xin', không dùng cho F0

Cục Quản lý Dược Bộ Y tế vừa có thông tin khuyến cáo về thuốc kháng thể đơn dòng Evusheld vừa được cấp phép nhập khẩu tại Việt Nam.

Theo đó, Bộ Y tế nhấn mạnh, Evusheld là thuốc, không phải vắc xin. Evusheld không dùng thay thế cho vắc xin Covid-19 đối với những trường hợp có thể tiêm được vắc xin.

Bản chất, Evusheld gồm 11 liều kháng thể đơn dòng tixagevimab và 1 liều kháng thể đơn dòng cilgavimab. Việc sử dụng thuốc cần phải được bác sĩ đánh giá thỏa đáng và sàng lọc chặt chẽ trước khi được xác định là đối tượng sử dụng phù hợp.

Kháng thể đơn dòng Evusheld được Bộ Y tế khuyến cáo chỉ dùng trong những trường hợp nhất định, không phải siêu vắc xin, không thay thế cho vắc xin

bộ y tế

Bộ Y tế cũng cho hay, Evusheld được bộ này cấp giấy phép nhập khẩu ngày 2.3.2022 nhằm đa dạng nguồn cung thuốc phòng và điều trị Covid-19, đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám chữa bệnh.

Cho đến nay, Evusheld đã được cấp phép lưu hành trong tình trạng khẩn cấp tại một số quốc gia như: Mỹ, Pháp, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain...

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, một liều thuốc được chỉ định để dự phòng mắc bệnh Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40 kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không nhiễm SARS-CoV-2 và không có tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2.

Các đối tượng dùng thuốc phải thuộc một số trường hợp như: suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vắc xin Covid-19; không thể tiêm bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào hiện có...

Bộ Y tế khuyến cáo Evusheld không phải 'siêu vắc xin', không dùng cho F0 Covid-19

Theo Bộ Y tế, hiện Evusheld chưa được cấp phép sử dụng ở đối tượng đang điều trị Covid-19, hoặc dự phòng sau phơi nhiễm Covid-19 ở những người đã tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2.

Tại Việt Nam, Evusheld được cấp giấy phép nhập khẩu để sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh. Người bệnh phải được cơ sở khám chữa bệnh thông tin về tình trạng hồ sơ cấp phép của thuốc và cơ sở chỉ được sử dụng thuốc khi có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân.

"Như vậy, Evesheld là thuốc, không phải là “siêu vắc xin”, không được phép sử dụng Evusheld để dự phòng Covid-19 cho các đối tượng có thể tiêm vắc xin", khuyến cáo của Bộ Y tế nêu rõ.

Trung Quốc áp dụng chính sách zero-Covid, cửa khẩu lớn nhất Quảng Ninh “đóng băng”

Ngày 18.3, thông tin từ Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết, hơn 500 container nông sản, hàng điện tử vẫn đang ùn tắc tại các cửa khẩu trên đất liền của tỉnh này.

Từ 25.2, hoạt động thông thương tại cầu Bắc Luân đã đóng băng

n.h

Mặc dù tại các cửa khẩu ở Quảng Ninh đã tạo được vùng xanh, an toàn gần như tuyệt đối thế nhưng từ 25.2 đến nay, hoạt động thông thương tại các cửa khẩu: Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, Móng Cái đã tạm dừng.

Nguyên nhân là do phía Trung Quốc siết chặt công tác phòng dịch; người dân không được ra ngoài trong thời gian này dẫn tới tình hình thông thương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trung Quốc áp dụng chính sách zero-Covid, cửa khẩu lớn nhất Quảng Ninh “đóng băng”

Ghi nhận của Thanh Niên tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái vắng lặng. Hàng trăm container xếp thành hàng dài; các thiết bị phương tiện phục vụ việc vận chuyển, bốc xếp hàng hoá cũng tạm dừng; công nhân, người lao động nghỉ làm. Tại đây lúc này chỉ còn lực lượng biên phòng làm nhiệm vụ canh gác, giữ an ninh trật tự.

Còn tại phía TP.Đông Hưng, đứng từ vạch phân quản trên cầu Bắc Luân 2 (TP.Móng Cái) nhìn sang cũng dễ dàng nhận thấy sự im ắng trên các tuyến đường.

Đại diện Chi cục Hải quan Móng Cái cho biết, chưa biết đến khi nào việc thông quan sẽ được phục hồi. Công tác phòng dịch của TP.Đông Hưng (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc) vẫn được đặt ở mức cao nhất. Phía bạn vẫn đang áp dụng công tác phòng dịch như Chỉ thị 16 của Chính phủ Việt Nam.

Để tháo gỡ tình hình trên, suốt thời gian vừa qua chính quyền TP.Móng Cái và TP.Đông Hưng (Trung Quốc) thường xuyên hội đàm trực tuyến nhưng tình hình không mấy khả quan.

Tại cửa khẩu chỉ còn lực lượng biên phòng làm nhiệm vụ canh gác

n.h

Trong cuộc hội đàm gần nhất (17.3), UBND TP.Móng Cái đã đề nghị TP.Đông Hưng (Trung Quốc) sớm khôi phục thông quan; triển khai một số nội dung hai bên đã thống nhất về xây dựng cầu sắt thô sơ, đề nghị thành phố Đông Hưng thúc đẩy, tạo điều kiện cho Công ty Quảng Tây (GXCCIC) sớm triển khai lập văn phòng đại diện tại lối mở Km 3+4 (P.Hải Yên, TP.Móng Cái) để triển khai các hoạt động nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu suất, cải thiện môi trường thông quan hàng hóa.

Tiếp nhận ý kiến trên, TP.Đông Hưng (Trung Quốc) cho biết sẽ sớm phản hồi để 2 bên cùng ổn định thông thương, đảm bảo công tác phòng dịch Covid-19.

5 thành phố trực thuộc trung ương đóng góp hơn 50% ngân sách cả nước

Sáng 19.3, tại TP.HCM, Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện giao ước thi đua năm 2021, phát động và ký giao ước thi đua năm 2022.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết năm 2021, dịch Covid-19 tác động nặng nề trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng các thành phố đã tập trung thực hiện và đạt kết quả cao, đáng trân trọng. Bên cạnh công tác phòng chống dịch, các thành phố phải giải quyết nhiều vấn đề lớn về quy hoạch, hạ tầng, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói trong khó khăn của dịch Covid-19, các thành phố thuộc Trung ương đã đạt được nhiều kết quả kinh tế xã hội đáng ghi nhận

NGUYỄN ANH

Năm 2021, tổng thu ngân sách 5 thành phố Trung ương đạt 834.875 tỉ đồng, xuất khẩu đạt 1.896 tỉ USD, giá cả thị trường ổn định, lạm phát được kiểm soát, an ninh trật tự được giữ vững. Với tổng thu ngân sách nêu trên, mức đóng góp của 5 thành phố chiếm 53,4% tổng thu ngân sách cả nước.

"Dân số của 5 thành phố chưa bằng 1/3 dân số của cả nước nhưng đóng góp rất lớn cho ngân sách, đó là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm đối với cả nước", ông Mãi nói.

5 thành phố trực thuộc trung ương đóng góp hơn 50% ngân sách cả nước

Cụ thể, tổng sản phẩm địa bàn (GRDP) của TP.HCM ước đạt gần 1,3 triệu tỉ đồng (giảm 6,78%) so với cùng kỳ, thu ngân sách năm 2021 đạt 381.531 tỉ đồng (đạt 104,5% dự toán). Đối với 4 thành phố còn lại, GRDP của TP.Đà Nẵng tăng 0,18%, thu ngân sách hơn 22.800 tỉ đồng (đạt 108%); GRDP của TP.Hà Nội tăng gần 3%, thu ngân sách gần 324.500 tỉ đồng (đạt 137,8%); GRDP của TP.Hải Phòng ước tăng 12,38%, tổng thu ngân sách đạt hơn 95.600 tỉ đồng; GRDP của TP.Cần Thơ giảm gần 2,8%, tổng thu ngân sách đạt 10.370 tỉ đồng.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 19.3 của Báo Thanh Niên.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.