Xin thêm quốc tịch Mỹ, Úc, Canada, châu Âu, dễ hay khó ?

23/03/2015 07:00 GMT+7

“Xin thêm một quốc tịch nước ngoài đang là xu hướng toàn cầu của các doanh nhân và nhà đầu tư. Nhưng không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện của cơ quan di trú các nước, kể cả là người có tiền”, ông Trần Văn Tỉnh (Chủ tịch HĐQT IMM Group) cho biết.

“Xin thêm một quốc tịch nước ngoài đang là xu hướng toàn cầu của các doanh nhân và nhà đầu tư. Nhưng không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện của cơ quan di trú các nước, kể cả là người có tiền”, ông Trần Văn Tỉnh (Chủ tịch HĐQT IMM Group) cho biết.

Việc xin thêm quốc tịch Mỹ, Úc, Canada hoặc các nước châu Âu để đầu tư cho giáo dục của con cái hoặc để thuận tiện cho giao thương trên thế giới đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Thanh Niên Online đã có buổi trò chuyện với ông Trần Văn Tỉnh (Chủ tịch HĐQT IMM Group) để làm rõ vấn đề trên.
* Ông có thể tóm tắt một số điều kiện cơ bản để xin được quốc tịch tại các nước như Mỹ, Úc, Canada, Bồ Đào Nha hay không?
Mỗi quốc gia đều có một chương trình riêng để thu hút đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như chương trình đầu tư định cư EB-5 của Mỹ yêu cầu người đứng đơn phải đầu tư tối thiểu 500.000 USD vào một dự án thỏa điều kiện tại Mỹ và tạo ra 10 việc làm cho người bản xứ. Chương trình này xét đến 2 yếu tố là nguồn tiền đầu tư và dự án đầu tư. Tương tự như Mỹ thì chương trình của Úc cũng yêu cầu đầu tư từ 1,5 triệu đến 5 triệu AUD vào trái phiếu chính phủ hoặc các quỹ đầu tư khác. Chương trình châu Âu, ví dụ như Bồ Đào Nha thì yêu cầu đầu tư vào một hoặc nhiều bất động sản với tổng trị giá tối thiểu 500.000 EUR. Riêng đối với chương trình Canada và Úc, ngoài việc chứng minh nguồn tiền thì các nước này còn yêu cầu thêm các yếu tố khác như kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, trình độ học vấn, ngoại ngữ,...
Xin thêm quốc tịch Mỹ, Úc, Canada, châu Âu, dễ hay khó? 2Ông Trần Văn Tỉnh đang giới thiệu một dự án EB-5 cho khách tham dự hội thảo
* Vậy người Việt Nam sẽ có lợi thế và khó khăn gì khi tham gia những chương trình trên?
Lợi thế duy nhất của người Việt Nam là hạn mức hồ sơ áp dụng cho nước ta chưa bao giờ bị vượt quá, không giống như Trung Quốc hay Ấn Độ thường xuyên quá tải hạn mức này.
Tuy nhiên, lợi thế thì ít mà khó khăn thì nhiều. Xét về bối cảnh kinh tế cũng như tình hình xã hội nói chung thì Việt Nam còn nằm trong nhóm nước đang phát triển. Vì thế, việc chứng minh các yếu tố của hồ sơ như nguồn tiền, thuế, kinh nghiệm quản lý,… theo một chuẩn chung của phương Tây là rất khó. Ví dụ việc chứng minh kinh nghiệm quản lý cấp cao gặp khó khăn do các công ty Việt Nam vẫn còn ở quy mô gia đình, việc tổ chức doanh nghiệp, cấu trúc nhân sự, giấy tờ,… đều khác biệt so với chuẩn phương Tây. Ngoài ra, đối với một số chương trình như Úc hay Canada thì ngoại ngữ lại là yếu tố bắt buộc. Rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam gặp khó khăn trong vấn đề này.
* Theo ông nhận định thì những chương trình này sẽ dễ hơn hay khó hơn trong tương lai?
Nói chung trong tương lai sẽ không có chương trình nào dễ hơn cả, đó là xu hướng tất yếu của chương trình nhập cư các nước theo diện doanh nhân, đầu tư nói riêng và tất cả các diện khác nói chung. Đơn giản là vì số lượng hồ sơ ngày một tăng, nhu cầu ngày một tăng trong khi giá trị đồng tiền ngày một mất đi. Ví dụ như Mỹ, trong lần cải tổ luật EB-5 áp dụng cho công ty quản lý vùng sắp tới dự kiến sẽ có một số thay đổi. Thứ nhất là các công ty gây quỹ thành lập dự án có thể bị kiểm soát chặt hơn. Thứ hai là Sở Di trú có thể tăng hạn mức đầu tư thay vì con số 500.000 USD hiện tại. Khoản tiền này đã duy trì suốt 24 năm trong khi các nước khác đều đã tăng yêu cầu đầu tư lên gấp đôi. Vì thế, có thể Mỹ sẽ tăng yêu cầu đầu tư lên 800.000 USD hoặc 1 triệu USD.
Dựa trên kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy mỗi một ngày Sở Di trú lại siết chặt hơn quy trình xét duyệt hồ sơ. Họ đặt ra nhiều câu hỏi hơn, quan tâm chi tiết sâu hơn. Riêng với Canada, trong hai năm qua đã xảy ra rất nhiều biến cố lớn. Chẳng hạn như chương trình kỹ năng tay nghề đã đóng cửa, chỉ còn hạn chế ở một số ngành nghề. Riêng với diện đầu tư thì chỉ có 1.750 hồ sơ một năm và chỉ mở trong vòng 1 tháng để nộp. Còn tất cả các diện doanh nhân khác của 10 tỉnh bang Canada đều đóng cửa, chỉ còn 1-2 chương trình và họ vẫn đang cải tổ lại luật.
Xin thêm quốc tịch Mỹ, Úc, Canada, châu Âu, dễ hay khó? 1Tập thể nhân viên IMM Group cùng các đối tác
Đối với Úc thì trong vòng 2 năm qua họ cũng tăng điều kiện lên gấp đôi lúc trước, từ 750.000 AUD lên 1,5 triệu. Chương trình doanh nhân cũng tăng gấp đôi yêu cầu chứng minh tài chính, lúc trước tối thiểu 250.000 AUD thì hiện tại là 500.000 AUD.
Bồ Đào Nha nói riêng và châu Âu nói chung là một nhóm nước vừa có chương trình thu hút nhà đầu tư gần đây. Nhưng do luật còn khá dễ dàng nên đã gây nên một số vụ bê bối liên quan đến việc lạm dụng chương trình này, cụ thể là việc các quan chức Bồ Đào Nha bị bắt gần đây. Vì thế, nước này cũng đang siết chặt lại quy trình nhận nhà đầu tư theo diện Golden Visa. Quy trình xét duyệt cũng khó khăn hơn trước nhiều.
Tóm lại là tất cả các chương trình sẽ ngày một khó khăn hơn trong tương lai.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Xin thêm quốc tịch Mỹ, Úc, Canada, châu Âu, dễ hay khó? 5Một hội thảo do IMM Group tổ chức
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di dân thương mại, IMM Group tự hào là thành viên của Tổ chức luật và tài chính toàn cầu MSI Global. Bên cạnh bốn thị trường di dân trọng điểm là Mỹ, Úc, Canada, châu Âu, IMM Group đang mở rộng hoạt động ra các thị trường khác, kết hợp với việc tổ chức các hội thảo chuyên đề nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu có thêm quốc tịch nước ngoài của nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Hội thảo gần nhất của IMM Group sẽ diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội trong 4 ngày: 1.4 , 3.4, 7.4 và 9.4. Nhà đầu tư quan tâm có thể đăng ký tham gia qua số (08) 3920 9934(08) 3920 9934 (TP.HCM) và (04) 3247 4715(04) 3247 4715 (Hà Nội), chi tiết liên hệ email: info@immgroup.com.vn và website: www.immgroup.com.vn
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.