Xét nghiệm máu có thể giúp một người phát hiện nguy cơ bị đau tim hay không

Thiên Lan
Thiên Lan
07/07/2021 11:15 GMT+7

Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện một người có nguy cơ cao bị đau tim hay không.

Đó là có mức mỡ máu cao (cholesterol cao) hoặc lượng đường trong máu cao. Cả 2 yếu tố này đều làm tăng nguy cơ đau tim lên tới 42%, theo Best Life.
Điều nguy hiểm là mọi người thường chỉ quan tâm nếu lượng đường trong máu cao - có nguy cơ dẫn đến tiểu đường, nhưng mức mỡ máu cao thì xem như bình thường!

Làm sao để biết mình có dễ bị đau tim không?

Khám tổng quát, đo mức mỡ máu cholesterol, đo lượng đường trong máu và các yếu tố khác có thể biết được bạn có nguy cơ bị đau tim không.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ, qua các nghiên cứu, đã đưa ra 7 chỉ số để dự báo một người có thể bị cơn đau tim hay không.
Các chỉ số này bao gồm:
1. Có hút thuốc hay không
2. Chế độ ăn uống có lành mạnh hay không
3. Có hoạt động thể chất thường xuyên hay không
4. Chỉ số khối cơ thể có cao hay không
5. Huyết áp có cao hay không
6. Tổng mức cholesterol trong máu, còn gọi là mỡ máu có cao hay không
7. Mức đường huyết lúc đói có cao hay không
Mỗi chỉ số đạt được sẽ được tính 1 điểm, tổng điểm tối đa sẽ là 7. Điểm số càng gần 7, có nghĩa là bạn đang sống rất lành mạnh, các chỉ số đều lý tưởng, và bạn ít có nguy cơ bị đau tim, theo ahajournals.org.
Trở lại nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của 3,5 triệu bệnh nhân trong độ tuổi 20 - 39, được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia từ Dịch vụ Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc.
Những người có sức khỏe tim kém nhưng được cải thiện theo thời gian cũng giảm đáng kể nguy cơ đau tim Shutterstock

Những người có sức khỏe tim kém nhưng được cải thiện theo thời gian cũng giảm đáng kể nguy cơ đau tim

Shutterstock

Kết quả đã phát hiện, với 7 chỉ số sức khỏe tim mạch nêu trên, tổng điểm cao hơn dù chỉ một điểm, cũng đã giảm được 42% nguy cơ đau tim sớm, theo Best Life.
Ngược lại, những người có điểm số bằng 0 có nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch trước 55 tuổi cao nhất.
Vì lý do này, Hiệp hội Tim mạch Mỹ giải thích ngay cả người trẻ cũng cần phải theo dõi tim mạch, và khuyến cáo người từ 20 tuổi, nên bắt đầu kiểm tra mức cholesterol.
Sau 40 tuổi, cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm lượng đường trong máu nếu nghi ngờ bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Các yếu tố lối sống cũng đóng vai trò

Ngoài cholesterol cao và lượng đường trong máu cao, 3 yếu tố lối sống cũng được đưa vào danh sách.
Duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc và thực hiện một lối sống năng động đều được chứng minh là có thể giảm thiểu nguy cơ đau tim, trong khi thiếu những điều này có thể làm tăng 42% nguy cơ, theo Best Life.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng dù chỉ có một yếu tố nguy cơ cũng làm tăng nguy cơ suy tim lên 30%, tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch lên 25% và đột quỵ lên 24%.

Kiểm soát huyết áp cũng không kém phần quan trọng

Huyết áp là một trong những yếu tố dự báo quan trọng nhất về biến cố mạch vành trong tương lai. Nó cũng ảnh hưởng mọi mặt đến sức khỏe tổng thể.
Ngoài việc gây đau tim, huyết áp cao còn gây đột quỵ, suy tim, bệnh thận, giảm thị lực, bệnh động mạch ngoại vi, chứng suy nhược cơ thể và rối loạn chức năng tình dục.

Cải thiện điểm số sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ đau tim

Nghiên cứu cho thấy những người bắt đầu điều trị và duy trì sức khỏe tim tốt - ít phải nhập viện hoặc tử vong do đau tim, do đột quỵ hoặc do suy tim nhất.
Và những người có sức khỏe tim kém nhưng được cải thiện theo thời gian cũng giảm đáng kể nguy cơ đau tim, theo Best Life.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.