Xếp hạng năng lực cạnh tranh các tỉnh: Hà Nội chậm thay đổi nhất

16/04/2015 09:02 GMT+7

(TNO) Sáng nay (16.4), Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) phối hợp với tổ chức USAID (Hoa Kỳ) công bố Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh VN năm 2014 (PCI 2014). Đáng chú ý trong báo cáo năm nay, TP Hồ Chí Minh lần đầu tiên lọt vào nhóm 5 tỉnh, thành phố có chỉ số PCI cao nhất trong khi tỉnh Điện Biên bị xếp chót bảng xếp hạng này.

(TNO) Sáng nay (16.4), Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) phối hợp với tổ chức USAID (Hoa Kỳ) công bố Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh VN năm 2014 (PCI 2014). Đáng chú ý trong báo cáo năm nay, TP Hồ Chí Minh lần đầu tiên lọt vào nhóm 5 tỉnh, thành phố có chỉ số PCI cao nhất trong khi tỉnh Điện Biên bị xếp chót bảng xếp hạng này.

PCI-xep hang Kết quả xếp hạng PCI năm nay có nhiều bất ngờ - Ảnh: Mạnh Quân 
Theo báo cáo PCI năm 2014 được công bố, Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ thành công vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với 66,87 điểm.
“Đây là kết quả của chương trình Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng mà thành phố này đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động mạnh để cải thiện môi trường kinh doanh”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, thành viên nhóm nghiên cứu nói.
Xếp sau Đà Nẵng là Đồng Tháp (65,28 điểm) và Lào Cai (64,67 điểm). “Đây là những địa phương trong năm qua có những sáng kiến độc đáo, hiệu quả để cải thiện môi trường kinh doanh như Lào Cai đã có sáng kiến xây dựng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh tới cấp huyện”, ông Tuấn cho biết.
Một bất ngờ lớn là năm 2014 là năm đầu tiên trong 10 năm tiến hành điều tra, xếp hạng PCI, TP Hồ Chí Minh đã lọt top 5 (vị trí thứ 4 trong) tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất trước tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh Tuyên Quang cũng được cho là hiện tượng khi đã vượt qua nhóm cuối bảng, tăng 13 bậc trong bảng xếp hạng PCI nhờ việc năm qua, lãnh đạo tỉnh này, sau khi bị xếp gần cuối bảng đã lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình hành động cải thiện chỉ số CPI và có một loạt những cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh ở tỉnh này.
Trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có điểm PCI thấp, thấp nhất là Điện Biên với chỉ 50,32 điểm; xếp trên là Lai Châu (50.6 điểm), Cao Bằng (52,04 điểm), Hà Giang (52,47 điểm), Bắc Kạn (53,02 điểm).
Một điểm đáng lưu ý khác là Hà Nội đứng thứ 26 trong bảng xếp hạng nhưng lại là thành phố được coi là chậm thay đổi nhất trong điều hành.
Khảo sát PCI năm nay có 9.859 doanh nghiệp tham gia trả lời các phiếu điều tra, phỏng vấn trong đó có 1491 doanh nghiệp FDI. Đáng chú ý, có 16,3% doanh nghiệp khối FDI cho biết đã tăng vốn đầu tư, trên 50% doanh nghiệp trả lời có ý định tăng quy mô hoạt động, một tỷ lệ cao nhất từ năm 2010 và trên 65% doanh nghiệp cho biết đã tuyển dụng thêm lao động.
Nhưng theo kết quả điều tra, nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam đang kém hấp dẫn so với các quốc gia khác về chi phí không chính thức, chất lượng hành chính công (giáo dục, y tế) kém và chất lượng cơ sở hạ tầng kém, chỉ ngang bằng với Lào và Campuchia. Việc thiếu lao động tay nghề khiến các doanh nghiệp FDI phải đào tạo thêm (chiếm 20 - 35% số lao động mới tuyển dụng) làm tăng chi phí kinh doanh cũng là một vấn đề lớn.
Một số chuyên gia kinh tế tham dự lễ công bố PCI sáng nay đã cho rằng, báo cáo PCI hàng năm không chỉ phản ánh bức tranh chung về năng lực điều hành, môi trường kinh doanh ở cấp tỉnh mà đã tạo ra cuộc đua tranh, thúc đẩy các địa phương thay đổi nhanh hơn, hành động nhiều hơn trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.