Vinasun 'đại chiến' Uber, Grab: Ai chịu trách nhiệm nếu xác định có vi phạm?

Phan Thương
Phan Thương
10/10/2017 12:08 GMT+7

Nếu việc dán các khẩu hiệu 'Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam', 'Đề nghị dừng thí điểm Grap và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh’ được xác định là vi phạm, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Doanh nghiệp hay tài xế taxi Vinasun sẽ phải chịu trách nhiệm nếu hành vi dán các decal phản đối Uber, Grab được xác định là vi phạm?
Uber, Grab có quyền khởi kiện
Luật sư (LS) Nguyễn Thành Công (Công ty Đông Phương Luật, thuộc  Đoàn LS TP.HCM) cho rằng hành vi dán các khẩu hiệu mà nội dung có liên quan trực tiếp đến đơn vị khác, ở đây là Công ty Uber và Grab, thì tùy vào nội dung của khẩu hiệu mà xác định hành vi này có vi phạm pháp luật hay không.
“Nếu các khẩu hiệu có chứa nội dung mà cơ quan có thẩm quyền xác định là vi phạm pháp luật, tức có ý dèm pha, nói xấu, xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của Uber, Grab thì các đơn vị này có quyền yêu cầu Cục quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương xử lý. Ngoài ra, Uber và Grab còn có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng đã gây thiệt hại cho họ. Ở yêu cầu kiện tụng này, họ phải chứng minh thiệt hại thực tế để cụ thể hóa yêu cầu bồi thường. Tất nhiên có cả yêu cầu xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng”, LS Công phân tích.
“Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là sự xác định nội dung khẩu hiệu có phải là nói xấu, dèm pha để tạo ra ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác hay không phải được cơ quan có đủ thẩm quyền giám định mới trở thành cơ sở làm căn cứ xác định đúng sai, vi phạm pháp luật hay không, để tòa án chấp nhận hoặc bác yêu cầu của phía đi kiện”, LS Công nói.
Trao đổi với PV Thanh Niên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, người phát ngôn của Bộ Công thương, cho biết ngay cả trong trường hợp các hãng Uber và Grab không có đơn khiếu nại thì cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn vào cuộc, xử lý để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Vinasun hay tài xế Vinasun chịu trách nhiệm?
Phía Vinasun vẫn khẳng định các decal với nội dung phản đối Uber, Grab kể trên là do các tài xế Vinasun Taxi "tự dán vì bức xúc".
“Nếu các tài xế tự ý dán thì trách nhiệm này sẽ thuộc về cá nhân của các tài xế nhưng Vinasun vẫn có nghĩa vụ liên quan", LS Công phân tích.
Theo quy định của pháp luật thì Pháp nhân phải có trách nhiệm bồi thường thay cho nhân viên của mình khi họ gây ra thiệt hại trong quá trình làm việc, thực hiện công việc được Pháp nhân giao. Sau đó, Pháp nhân có thể yêu cầu nhân viên hoàn trả theo quy định của bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp có cơ sở chứng minh được đây là chủ trương của chính Vinasun thì đơn vị này phải là người trực tiếp bồi thường, ông Công cho biết.
Đồng tình với quan điểm trên, LS Hoàng Trung Sỹ, LS Bùi Quốc Tuấn (cùng thuộc Đoàn LS TP.HCM) cũng khẳng định dù Vinasun nói "không liên quan" nhưng theo bộ luật Dân sự 2015, quy định tại Điều 597, Vinasun không thể thoái thác trách nhiệm nếu có nghĩa vụ bồi thường xảy ra.
Xem xét việc taxi truyền thống "nói xấu" Uber, Grab
Ngày 9.10, Bộ Công thương cho biết đã yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh thu thập các thông tin liên quan đến việc một số taxi truyền thống dán đề can phản đối Uber, Grab.
Trả lời Thanh Niên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, người phát ngôn của Bộ Công thương, cho rằng yêu cầu của Bộ với cơ quan quản lý cạnh tranh là thu thập chứng cứ xem có các hành vi vi phạm việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN hay không.
"Điều 43 của luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm các DN gièm pha DN khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Do đó, chúng tôi yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh xem xét xem việc làm của các lái xe taxi truyền thống có thuộc hành vi nói trên hay không để báo cáo Bộ và sớm đưa ra phương án giải quyết", ông Hải nói đồng thời cho biết thêm, ngay cả trong trường hợp các hãng Uber và Grab không có đơn khiếu nại thì cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn vào cuộc bình thường để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Liên quan đến vụ việc, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội), cho biết ngay sau khi nhận được phản ánh về việc trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh xe taxi dán biểu ngữ phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT và Uber, Grab, sở này đã có công văn gửi các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn, đề nghị tháo bỏ toàn bộ các biểu ngữ này trên các taxi do đơn vị quản lý; tuyên truyền, tập huấn đến đội ngũ lái xe của đơn vị không tham gia tụ tập đông người và phương tiện tại những địa điểm công cộng, gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông. Sở cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh nếu có ý kiến cần kiến nghị bằng văn bản, không sử dụng hình thức dán biểu ngữ như vừa qua. Tuy nhiên, theo ông Long, vẫn còn một số xe dán biểu ngữ.
“Chúng tôi đang xem xét việc dán biểu ngữ trên xe có vi phạm quy định niêm yết (xe taxi phải đăng ký logo, biểu trưng logo niêm yết trên thân xe - PV) không, nếu tái diễn tình trạng này sẽ phối hợp với thanh tra xử lý”, ông Long nói.
Chí Hiếu - Mai Hà
 
Xem xét việc taxi truyền thống "nói xấu" Uber, Grab
Ngày 9.10, Bộ Công thương cho biết đã yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh thu thập các thông tin liên quan đến việc một số taxi truyền thống dán đề can phản đối Uber, Grab. Trả lời Thanh Niên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, người phát ngôn của Bộ Công thương, cho rằng yêu cầu của Bộ với cơ quan quản lý cạnh tranh là thu thập chứng cứ xem có các hành vi vi phạm việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN hay không. "Điều 43 của luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm các DN gièm pha DN khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Do đó, chúng tôi yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh xem xét xem việc làm của các lái xe taxi truyền thống có thuộc hành vi nói trên hay không để báo cáo Bộ và sớm đưa ra phương án giải quyết", ông Hải nói đồng thời cho biết thêm, ngay cả trong trường hợp các hãng Uber và Grab không có đơn khiếu nại thì cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn vào cuộc bình thường để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Liên quan đến vụ việc, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội), cho biết ngay sau khi nhận được phản ánh về việc trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh xe taxi dán biểu ngữ phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT và Uber, Grab, sở này đã có công văn gửi các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn, đề nghị tháo bỏ toàn bộ các biểu ngữ này trên các taxi do đơn vị quản lý; tuyên truyền, tập huấn đến đội ngũ lái xe của đơn vị không tham gia tụ tập đông người và phương tiện tại những địa điểm công cộng, gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông. Sở cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh nếu có ý kiến cần kiến nghị bằng văn bản, không sử dụng hình thức dán biểu ngữ như vừa qua. Tuy nhiên, theo ông Long, vẫn còn một số xe dán biểu ngữ. “Chúng tôi đang xem xét việc dán biểu ngữ trên xe có vi phạm quy định niêm yết (xe taxi phải đăng ký logo, biểu trưng logo niêm yết trên thân xe - PV) không, nếu tái diễn tình trạng này sẽ phối hợp với thanh tra xử lý”, ông Long nói.
Chí Hiếu - Mai Hà
Xem xét việc taxi truyền thống "nói xấu" Uber, Grab
Ngày 9.10, Bộ Công thương cho biết đã yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh thu thập các thông tin liên quan đến việc một số taxi truyền thống dán đề can phản đối Uber, Grab. Trả lời Thanh Niên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, người phát ngôn của Bộ Công thương, cho rằng yêu cầu của Bộ với cơ quan quản lý cạnh tranh là thu thập chứng cứ xem có các hành vi vi phạm việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN hay không. "Điều 43 của luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm các DN gièm pha DN khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Do đó, chúng tôi yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh xem xét xem việc làm của các lái xe taxi truyền thống có thuộc hành vi nói trên hay không để báo cáo Bộ và sớm đưa ra phương án giải quyết", ông Hải nói đồng thời cho biết thêm, ngay cả trong trường hợp các hãng Uber và Grab không có đơn khiếu nại thì cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn vào cuộc bình thường để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Liên quan đến vụ việc, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội), cho biết ngay sau khi nhận được phản ánh về việc trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh xe taxi dán biểu ngữ phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT và Uber, Grab, sở này đã có công văn gửi các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn, đề nghị tháo bỏ toàn bộ các biểu ngữ này trên các taxi do đơn vị quản lý; tuyên truyền, tập huấn đến đội ngũ lái xe của đơn vị không tham gia tụ tập đông người và phương tiện tại những địa điểm công cộng, gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông. Sở cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh nếu có ý kiến cần kiến nghị bằng văn bản, không sử dụng hình thức dán biểu ngữ như vừa qua. Tuy nhiên, theo ông Long, vẫn còn một số xe dán biểu ngữ. “Chúng tôi đang xem xét việc dán biểu ngữ trên xe có vi phạm quy định niêm yết (xe taxi phải đăng ký logo, biểu trưng logo niêm yết trên thân xe - PV) không, nếu tái diễn tình trạng này sẽ phối hợp với thanh tra xử lý”, ông Long nói.
Chí Hiếu - Mai Hà
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.