Việt Nam và những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực truyền máu - huyết học

12/01/2018 08:00 GMT+7

Khoa học dù đã phát triển, tuy nhiên vẫn chưa một sản phẩm y khoa nào có thể thay thế máu và các chế phẩm từ máu.

Nhu cầu nguồn máu an toàn trong điều trị bệnh
Trong năm 2017, theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cả nước ta đã tiếp nhận khoảng 1,5 triệu đơn vị máu. Về nhu cầu máu trong năm 2018, trả lời báo chí, GS-TS Phạm Quang Vinh - Phó viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ước tính cả nước cần khoảng 400.000 đơn vị máu để đảm bảo nhu cầu điều trị trong 3 tháng đầu năm 2018.
Trung bình, mỗi ngày Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần 1.500 - 1.800 đơn vị máu phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị tại hơn 170 bệnh viện phía bắc. Trong các dịp lễ, tết, ngân hàng máu có nguy cơ cạn kiệt thường ảnh hưởng đến công tác điều trị, khám chữa bệnh.
Trong hoạt động hiến máu và truyền máu, theo BS Phù Chí Dũng - Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM, nhìn chung tỷ lệ hiến máu tại Việt Nam chỉ hơn 1% dân số, trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như tỷ lệ nước ta đang hướng tới là 2% dân số tham gia hiến máu để đảm bảo cho nhu cầu điều trị. Tỷ lệ người hiến máu lặp lại tại Việt Nam hiện chưa cao và cũng cần được cải thiện. Tuy vậy, ông Dũng cho biết thêm, Việt Nam đã đạt được một bước tiến đáng kể khi gần 100% lượng máu hiến tặng là hoàn toàn tình nguyện.
Đảm bảo chất lượng nguồn máu truyền cho người bệnh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại 35 trong hơn 170 quốc gia cung cấp 112,5 triệu đơn vị máu hiến trong năm 2017 không kiểm nghiệm chất lượng nguồn máu khỏi những virus gây bệnh truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B và viêm gan C vì thiếu thốn nguồn nhân lực và các thiết bị xét nghiệm cần thiết.
Tại Việt Nam, thống kê của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho thấy có gần 10% lượng máu hiến tặng phát hiện có các bệnh truyền nhiễm, cao nhất là viêm gan B.
Do đó, đảm bảo nguồn máu an toàn, kịp thời luôn là bài toán cần tìm lời giải của ngành truyền máu - huyết học, để người nhận không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai... từ máu hiến. Điều này đòi hỏi độ nhạy và tính hiệu quả ở công nghệ sàng lọc máu rất cao.
Khách tham quan tìm hiểu các giải pháp sàng lọc máu tiên tiến, kết hợp huyết thanh học và kỹ thuật khuếch đại a xít nucleic (NAT)
Khách tham quan tìm hiểu các giải pháp sàng lọc máu tiên tiến, kết hợp huyết thanh học và kỹ thuật khuếch đại a xít nucleic (NAT)
Tại 4 tỉnh thành Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Huế, từ năm 2015, kỹ thuật khuếch đại a xít nucleic (NAT) là giải pháp sàng lọc máu tiên tiến được thực hiện nhằm rút ngắn thời gian phát hiện bệnh ở giai đoạn cửa sổ mà chưa phát hiện được bằng kỹ thuật huyết thanh học. Kỹ thuật này đang được triển khai tại những bệnh viện, trung tâm truyền máu lớn như Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM, Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Chợ Rẫy… đem đến nhiều kết quả khả quan.
Kỹ thuật khuếch đại a xít nucleic (NAT) giúp đo lường phát hiện trực tiếp các ADN hoặc ARN của virus, giúp phát hiện virus trong thời kỳ cửa sổ (giai đoạn mới nhiễm bệnh). Đơn cử, kỹ thuật NAT giúp phát hiện virus HIV trong vòng 10 ngày sau khi phơi nhiễm, virus viêm gan siêu vi B trong 34 ngày và viêm gan siêu vi C trong 23 ngày, ngắn hơn nhiều so với kỹ thuật hiện có.
Máu hiến được sàng lọc bằng xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuyếch đại a xít nucleic (NAT) của Roche giúp đảm bảo nguồn máu an toàn trước khi đưa vào sử dụng
Máu hiến được sàng lọc bằng xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuyếch đại a xít nucleic (NAT) của Roche giúp đảm bảo nguồn máu an toàn trước khi đưa vào sử dụng
Theo lộ trình tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT, việc đưa vào ứng dụng kỹ thuật NAT trong xét nghiệm HIV, viêm gan siêu vi B và C sẽ được thực hiện tại các cơ sở truyền máu trên toàn quốc từ ngày 1.1.2018.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.