Việt Nam chế tạo thành công chip, thẻ, đầu đọc RFID

13/08/2015 05:00 GMT+7

Ngày 12.8, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM công bố kết quả nghiên cứu của dự án cấp nhà nước “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng”, mở ra cơ hội ứng dụng rộng rãi từ các lĩnh vực dân sự đến an ninh quốc phòng, bảo mật và an toàn thông tin, thẻ căn cước, ngân hàng, giao thông…

Ngày 12.8, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM công bố kết quả nghiên cứu của dự án cấp nhà nước “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng”, mở ra cơ hội ứng dụng rộng rãi từ các lĩnh vực dân sự đến an ninh quốc phòng, bảo mật và an toàn thông tin, thẻ căn cước, ngân hàng, giao thông…

Đây là dự án công nghệ được đầu tư lớn nhất từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của Bộ KH-CN này từ trước đến nay (124,8/145,7 tỉ đồng, còn lại của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn - CNS), được giao cho ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện từ 2011 - 2015.
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và dần thay thế mã vạch do những ưu điểm vượt trội về: bộ nhớ lưu trữ, khả năng đọc/ghi, phạm vi đọc, bảo mật truy cập, độ bền, độ ổn định... Một số ứng dụng phổ biến của RFID như: quản lý vào ra, quản lý hàng hóa, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, thẻ căn cước/bằng lái/hộ chiếu, thanh toán siêu tốc, khóa cửa/thang máy/giữ xe, quản lý hành lý ký gửi đường hàng không... Theo thống kê của các chuyên gia, giá trị thị trường hiện nay của công nghệ RFID ở mức 9 tỉ USD và được dự đoán sẽ vượt lên mức 27 tỉ USD trong vài năm tới.
Tuy có nhu cầu lớn, nhưng hiện ở nước ta tất cả chip RFID và các thiết bị hỗ trợ công nghệ này đều phải nhập khẩu. Sự thành công trong việc nghiên cứu và chế tạo chip, thiết bị và hệ thống ứng dụng RFID sẽ đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường trong nước và khu vực, không phụ thuộc vào sản phẩm nước ngoài.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.