Việt Nam bị trói buộc về thành tựu an ninh lương thực

28/09/2016 09:34 GMT+7

'Ngành nông nghiệp Việt Nam tạo ra sản phẩm nhưng cũng kèm theo một cái giá phải trả về môi trường. Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa', Tổng giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam nhận định.

Tại lễ công bố "Báo cáo Phát triển VN 2016, Chuyển đổi nông nghiệp VN: tăng giá trị, giảm đầu vào" hôm qua 27.9, ông Ousmane Dinoe, tân Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN cho biết, thời gian qua ngành nông nghiệp VN đã có sự tiến bộ vượt bậc, nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất về thủy sản, gạo, cà phê, chè, hạt điều...
Tuy nhiên, chất lượng nông nghiệp, tỷ suất lợi nhuận của nông dân còn thấp, tỷ lệ thiếu việc làm trong nông nghiệp còn cao, trình độ sáng tạo công nghệ và thể chế còn non yếu. Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào tăng vụ và tăng sử dụng vật tư đầu vào như phân bón, tài nguyên thiên nhiên (nước). “Ngành nông nghiệp VN tạo ra sản phẩm nhưng cũng kèm theo một cái giá phải trả về môi trường. Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa. Tốc độ tăng trưởng đã giảm sút, nông nghiệp dễ bị tổn thương trước các hiểm họa thời tiết và nông nghiệp cũng tạo dấu ấn môi trường nghiêm trọng”, Tổng giám đốc WB nhìn nhận.

tin liên quan

GDP nông nghiệp giảm 0,78%
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng, diễn ra ngày 11.8 tại TP.Cần Thơ, do Bộ NN-PTNT và Viện Khoa học nông nghiệp VN tổ chức.
Báo cáo đánh giá Chính phủ VN đã giữ vai trò quan trọng, và trong một số lĩnh vực là người dẫn dắt phát triển nông nghiệp. Theo các chuyên gia của WB, Chính phủ có thể giảm vai trò đầu tư trực tiếp nếu khuyến khích đầu tư tư nhân có hiệu quả hơn, kể cả thông qua hình thức đối tác công - tư. Hiện đại hóa hệ thống nông - lương sẽ hiệu quả hơn nếu Chính phủ thực hiện giảm điều hành, tăng kiến tạo.
Theo báo cáo của WB, VN thực sự không nhất thiết phải sản xuất một lượng lương thực dư thừa bằng 30% sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực trong khi người nông dân trồng lúa có giá trị gia tăng rất thấp. Hầu hết phần chênh lệch giữa sản lượng gạo và tiêu thụ nội địa ở vùng ĐBSCL từ những năm 2000 đến nay đều được xuất khẩu, chủ yếu nhắm vào thị trường giá thấp, chất lượng thấp. VN đã bị trói buộc bởi thành tựu về an ninh lương thực đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.