• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Chân dung

Việt Linh và mảng màu khác

11/04/2016 10:33 GMT+7

Những ngày cuối tháng 12 năm 2015, kịch mục Sài Gòn lại có thêm một nơi chốn để khán giả dừng chân: Sân khấu Hồng Hạc tọa lạc tại trường múa TP.HCM. Ở đó, người ta có thể khóc, có thể cười, có thể có những cú giật mình, tự vấn hoặc nghĩ suy, tự trả lời tiêu chí Việt Linh theo đuổi cách đây hai năm khi ra mắt “Thiên Thiên”ở Nhà hát Thành phố: “không kể một câu chuyện mà để lại một cảm xúc”.

 Bài: Hoàng Hoài Hương - Ảnh: Nguyễn Á & Trung Tín

  

Giữa thời buổi các sân khấu kịch ở Sài Gòn ngắc ngoải, các ông bà bầu phải “thắt lưng buộc bụng”, vừa kéo rèm vừa hồi hộp đón khán giả, thông tin Việt Linh ra mắt sân khấu Hồng Hạc quả thực như một cơn “chấn động” trong làng kịch. Người ta bảo Việt Linh liều lĩnh, không tự lượng sức mình. Người thương quý thì siết chặt tay động viên người đàn bà can đảm. Thậm chí, có lời rì rầm Việt Linh có đại gia đứng sau chống lưng, Hoặc “vui” hơn, Việt Linh làm sân khấu để rửa tiền! Việt Linh trả lời bình thản như vốn vậy: “Đơn giản tôi lựa chọn một công việc mình yêu thích, khả thi. Và có nhiều người chung sức”.

 

Portrait Viet Linh. Anh Nguyen A

Đạo diễn Việt Linh

 

Không ít bạn bè nghĩ Việt Linh có tuổi, chắc làm cái gì đó chơi cho vui chứ chẳng dài hơi. Một vài người ghé qua vì quý chị, một số đến vì tò mò, để rồi sau buổi diễn, họ hiểu Việt Linh - bạn mình - vẫn nguyên vẹn tình yêu, sự nghiêm túc và quyết liệt như thời trẻ. Và chính họ, trở thành khán giả thường xuyên của sân khấu này, cũng như giới thiệu, “lôi kéo” thêm bạn bè “phải đến một lần cho kỳ được!”

 

Nơi ươm mầm cho những tiềm năng

Ở Hồng Hạc, người ta có thể bắt gặp những cái tên ngôi sao một thời vẫn nặng lòng với sân khấu như Minh Hoàng. Những cái tên chắc tay, những cái tên quen thuộc trong vai trò rất mới, và cả những cái tên lạ lẫm trước khán giả như Hồng Ánh, Lan Phương, Chi Cù, Lê Thụy, Khánh Hòa, Anh Thơ,… tất cả tạo thành một bức tranh hy vọng của tuổi trẻ. Tạo điều kiện cho những tiềm năng trẻ, giúp họ phát huy là một trong những mục tiêu của Hồng Hạc.

Với tôi trước nay, nghỉ ngơi là… lao động đúng cái mình thích, mình tin là có ích. Tôi yêu sân khấu, có nhiều người chung sức. Vậy nên tôi vui vẻ… lên đường!

Trong chùm 5 vở của Hồng Hạc từ ngày khởi dựng đến hiện tại, gồm: Thiên Thiên, Visa, Giờ của quỷ, Đảo lửa (Tro tàn rực rỡ) và Diễn viên hạng ba, dù màu sắc, câu chuyện nào đi nữa, Việt Linh và ê kíp vẫn chung thủy với lựa chọn “tôn vinh cảm xúc”. Với tiêu chí tiệm cận điện ảnh và văn học, không quá khó để thấy các vở của Hồng Hạc đều được chuyển thể từ các tác phẩm văn học, trong trẻo, lạc quan có, suy tư, dằn vặt cũng có, và được dàn dựng hiện đại, chỉn chu, cá tính. Dấu ấn của Việt Linh trong các vở diễn, dù ở vai trò nào cũng rất rõ. Một phụ nữ tri thức điềm tĩnh, cẩn trọng, tinh tế và rất mực đằm thắm. Vì vậy ở kịch Hồng Hạc, diễn viên không cười, khóc ồn ào, mà phải chọn điểm dừng ngay cảm xúc chân thật, và truyền cảm xúc ấy cho khán giả, để họ tự vương vấn, suy xét theo thế giới quan của họ.

 

viet-linh-san-khau

Việt Linh giao lưu với khán giả tại sân khấu sau mỗi buổi diễn.

 

Việt Linh khá tài trong việc truyền tải cảm xúc, không chỉ đến diễn viên, ekip mà với cả khán giả; không những bên trong vở diễn mà còn ở không gian sân khấu. Trước mỗi kịch mục, Hồng Hạc dành mươi phút cho nhạc sống giúp người xem thư giãn, rũ bỏ vướng bận bên ngoài để đi vào kịch. Các bạn soát vé ân cần trao tay khán giả một chai nước nhỏ… Sau mỗi buổi diễn, chị còn níu khán giả ngồi lại thêm vài phút để chia sẻ với ê kíp bằng lời trực tiếp, hoặc bằng những nét bút ở quyển sổ lưu niệm. Tôi nghĩ, chỉ chừng đó thôi, Việt Linh và ê kíp đã tạo được cho khán giả một không gian thưởng thức nghệ thuật tinh tươm, ấm áp như chị muốn.

 

“Đó là một sự chọn lựa!”

Có thể nói qua Hồng Hạc, người ta soi được bóng dáng của một Việt Linh từ tốn, từ cách sống, cách làm nghề, cách say mê sáng tạo…

Thưa, Hồng Hạc chỉ diễn vào mỗi tối thứ 6, tại sao vậy chị?

Với phương châm tiệm cận điện ảnh nên mỗi vở của chúng tôi có một kết cấu ánh sáng riêng. Sau mỗi xuất diễn, muốn sang vở khác, các bạn hậu đài, kỹ thuật phải chỉnh lại dàn đèn mất cả một buổi. Nếu diễn nhiều, các bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi. Lý do thứ hai chúng tôi chưa có nhiều khách. Và, các bạn diễn viên cũng cần thời gian đi diễn cho các sân khấu khác. Chúng tôi mới và nhỏ, tần suất diễn như vậy là vừa so với thực tế.

 

thien-thien-01

"Thiên Thiên” – một trong hai vở diễn được đầu tư tâm trí định dạng phong cách của Hồng Hạc.

 

Một số ý kiến nói rằng nhìn Hồng Hạc thấy lại hình bóng của sân khấu 5B ngày trước. Liệu chị cũng có mục tiêu thể nghiệm?

Liên tưởng đầu tiên với 5B có lẽ là sự nghiêm túc. Nhưng, thể nghiệm bao hàm ý làm thử, còn với tôi, đó là sự chọn lựa. Khán giả đến xem kịch tại Hồng Hạc có thể thích hay không thích vở diễn, nhưng trong mỗi vở, chúng tôi đều đảm bảo ba tiêu chí: tinh tươm, đằm thắm và ấm áp. Hai vở được đánh giá khó xem nhất là Thiên Thiên và Tro tàn rực rỡ cũng là hai vở chúng tôi đầu tư tâm trí như định dạng phong cách của Hồng Hạc. Một khi đã chọn lựa, có nghĩa chúng tôi đã lường trước hiệu quả và biết rõ phân khúc khán giả của mình. Còn cụm ngữ ‘Sân khấu thể nghiệm’ là tên gọi chính thức của trường múa – đối tác của Hồng Hạc - mà chúng tôi phải gọi cho đúng.

 

visa-01

“Visa” – vở diễn trẻ trung, trong trẻo rất được các khán giả trẻ yêu thích.

 

 Ở tuổi của chị, nhiều người chọn cách ngơi nghỉ, tại sao chị lại chọn một con đường chông gai đến thế?

Tôi nghĩ, mỗi người quan niệm, và chọn lựa cách ngơi nghỉ khác nhau. Với tôi trước nay, nghỉ ngơi là… lao động đúng cái mình thích, mình tin là có ích. Tôi yêu sân khấu, có nhiều người chung sức. Vậy nên tôi vui vẻ… lên đường, góp thêm một phong vị cho làng sân khấu vốn đã giàu có phong vị. Khi nào mỏi gối thì nhường việc cho người khác.

 Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này.

  

Tôi thích để những kết thúc nhập nhằng, bởi dĩ không ai có thể đưa ra một kết thúc phù hợp với mọi người. Cách kết thúc kịch của Hồng Hạc tạo điều kiện cho người xem tham dự vào câu chuyện, suy nghĩ câu trả lời riêng. Cách kết truyện không đáp số rõ ràng này có thể gây ức chế cho khán giả. Nhưng giữa cái ức chế và ám ảnh, tôi chọn sự ám ảnh. Chúng tôi sẽ cố gắng tăng thêm tính hấp dẫn, nhưng hấp dẫn vào cảm xúc chứ không chỉ ở cốt truyện. Đó là lựa chọn của chúng tôi.

 

  

Top
Top