Viễn cảnh xử lý mỏ ô nhiễm bằng vi khuẩn ‘ăn kim loại’

09/10/2021 14:22 GMT+7

Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho ngành khai thác mỏ gây ô nhiễm môi trường, một nhà khoa học Chile đang thử nghiệm dạng vi khuẩn “ăn kim loại”, loại chỉ mất 3 ngày để xử lý một cây đinh.

Vấn nạn ô nhiễm môi trường do khai thác mỏ ở Chile

reuters

Tại phòng thí nghiệm ở Antofagasta, thị trấn công nghiệp cách thủ đô Santiago khoảng 1.100 km về hướng bắc, nhà kỹ sinh Nadac Reales, 33 tuổi, đang tiến hành các cuộc thử nghiệm đối với những loài vi sinh vật thuộc nhóm “ái cực”. Đây là các sinh vật có thể tồn tại trong những môi trường cực hạn đối với đại đa số sự sống trên địa cầu.

Cô Reales đã nảy ra ý tưởng dùng sinh vật ái cực làm sạch mỏ ô nhiễm trong quá trình làm thí nghiệm ở bậc đại học, theo đó dùng các vi sinh vật cải thiện tình trạng ở một mỏ đồng, theo Hãng tin AFP hôm 9.10.

Chile là quốc gia sản xuất đồng lớn nhất thế giới, mang về lợi nhuận chiếm đến 15% GDP của nước này. Đồng thời, ngành khai thác mỏ cũng sản sinh một khối lượng rác mỏ khổng lồ, gây hại nghiêm trọng cho môi trường.

Trong nghiên cứu mới, chuyên gia Reales tập trung quan sát năng lực “ăn kim loại” ở Leptospirillum, vi khuẩn chuyên xử lý sắt.

Cô tìm thấy vi khuẩn trên từ cánh đồng địa nhiệt lớn thứ ba thế giới ở Chile là El Tatio, ở độ cao cách mặt nước biển hơn 4.200 m.

Ban đầu, chúng mất đến 2 tháng để phân hủy một cây đinh. Tuy nhiên, trong tình trạng bị bỏ đói, vi khuẩn buộc phải thích ứng. Sau 2 năm thử nghiệm, chuyên gia Reales có thể huấn luyện vi khuẩn Leptospirillum rút ngắn thời gian xử lý đinh còn 3 ngày.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.