Vũ khí Mỹ, Pháp, Đức thắng thế, Nga, Trung Quốc giảm khách hàng?

16/03/2021 13:29 GMT+7

Theo một báo cáo mới công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), giao dịch mua bán vũ khí trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 là không thay đổi, kết thúc hơn 10 năm dữ liệu này tăng liên tục.

Trong khi hợp đồng mua vũ khí Mỹ, Pháp và Đức - 3 nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới - tăng lên thì xuất khẩu từ Nga và Trung Quốc lại giảm đi.
Đây là lần đầu tiên kể từ giai đoạn 2001-2005 mà giá trị hợp đồng vũ khí giữa các quốc gia không thay đổi so với giai đoạn 5 năm trước đó.

Trong giai đoạn 2016-2020, hợp đồng mua vũ khí Mỹ gia tăng.

Reuters

Dù đại dịch Covid-19 khiến nhiều nền kinh tế toàn cầu phải đình trệ và đẩy nhiều nước vào suy thoái nặng nề, SIPRI cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định xu hướng sụt giảm giao dịch vũ khí sẽ tiếp tục.
“Tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 có thể khiến nhiều quốc gia đánh giá lại việc nhập khẩu vũ khí trong những năm tới. Tuy nhiên, trong cùng thời điểm này, thậm chí cả trong giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia vẫn ký kết các hợp đồng vũ khí lớn", theo ông Pieter Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình Chi tiêu cho Vũ khí và Quân sự SIPRI.
Cụ thể, Ả Rập Xê Út gần đây đã ký thỏa thuận với Mỹ, đặt mua 50 chiến đấu cơ F-35 và 18 thiết bị bay vũ trang trong gói vũ khí trị giá 23 tỉ USD.

Mỹ và Ả Rập Xê Út ký hợp đồng vũ khí trị giá 23 tỉ USD.

AFP

Các nước Trung Đông có mức gia tăng nhập khẩu vũ khí lớn nhất, lên đến 25% trong giai đoạn 2016-2020 so với 2011-2015. Ả Rập Xê Út, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, tăng mức nhập khẩu lên đến 61% số dữ liệu này ở Qatar là 361%.
Từ năm 2016 - 2020, châu Á và châu Đại Dương là 2 khu vực nhập khẩu vũ khí chính, chiếm 42% giao dịch vũ khí toàn cầu. Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Hàn QuốcPakistan là những quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất khu vực.
“Đối với nhiều quốc gia ở châu Á và châu Đại Dương, việc gia tăng nhận thức Trung Quốc là một mối đe dọa là lý do chính để họ nhập khẩu vũ khí", ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu thuộc SIPRI, nhận định.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.