TikTok - từ đỉnh cao mạng xã hội rơi vào tầm ngắm 'cần loại trừ' của Tổng thống Trump

12/08/2020 19:29 GMT+7

Việc mua lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ đầy tiềm năng của Microsoft là bước ngoặt mới nhất trong chuyến tàu lượn siêu tốc của ứng dụng video ngắn này trong vài năm qua.

“Chúng tôi đang xem xét TikTok, chúng tôi có thể sẽ cấm TikTok.”  Câu nói này của Tổng thống Donald Trump là chặng tiếp theo cho hành trình “từ đỉnh cao về vực sâu” của TikTok diễn ra chỉ trong vài năm, khi ứng dụng mạng xã hội này vụt trở nên nổi tiếng toàn cầu rồi lọt vào tầm ngắm của chính quyền Mỹ.
TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, một công ty Trung Quốc do ông Trương Nhất Minh thành lập vào năm 2012 trong căn hộ của mình ở Bắc Kinh. Ứng dụng gốc tại Trung Quốc, Douyin, ra mắt vào năm 2016 - nối bước một năm sau đó là phiên bản toàn cầu, có tên gọi TikTok. Cũng trong năm 2017, ByteDance đã mua lại và cuối cùng hợp nhất TikTok với ứng dụng Musical.ly của Mỹ, tích hợp tính năng hát nhép đặc trưng.

Nhóm người dùng chiếm đa số của TikTok là các thanh thiếu niên

Getty Images

Cuộc đụng độ đầu tiên của TikTok với giới công quyền xảy ra ở Indonesia vào năm 2018 khi ứng dụng bị cấm vì chứa “nội dung khiêu dâm, không phù hợp và báng bổ”. Lệnh cấm đã được dỡ bỏ một tuần sau khi TikTok đồng ý xóa “tất cả nội dung tiêu cực”. Vào năm 2019, ByteDance đã nộp phạt 5,7 triệu USD cho Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ vì Musical.ly đã thu thập bất hợp pháp dữ liệu cá nhân từ trẻ vị thành niên. Ứng dụng này tiếp tục là đề tài giám sát.
Cuối năm 2019, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ bắt đầu xem xét việc mua Musical.ly của TikTok. Nhưng điều đó cũng không ngăn cản ứng dụng này vươn lên nhóm các mạng xã hội hàng đầu trên thế giới. Tính đến tháng 4.2020, TiTok đạt 2 tỉ lượt tải về trên toàn cầu. Sang tháng 6, công ty quyết định bổ nhiệm ông Kevin Mayer - cựu giám đốc phát trực tuyến của Walt Disney, lên nắm quyền lãnh đạo.

Một người dùng di động sử dụng ứng dụng TikTok trên thiết bị thông minh

AFP

Khi lượng người dùng tăng lên, quan ngại chính trị về bảo mật cũng tăng theo. Vào ngày 29.6, TikTok và hàng chục ứng dụng của Trung Quốc đã bị cấm ở Ấn Độ, do lo ngại về an ninh - một động thái được Mỹ hoan nghênh. Úc và Nhật Bản đã giám sát ứng dụng để ra soát các nghi vấn xâm phạm riêng tư người dùng và can thiệp của nước ngoài.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà lãnh đạo thế giới đều xa lánh TikTok. 20.7 đánh dấu ngày ra mắt tài khoản chính thức của Thủ tướng New Zealand, Jacinda Arden. Nhưng hồ sơ chính trị của TikTok nóng hơn bao giờ hết vào ngày 31.7 khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ cấm ứng dụng này trong vòng 24 giờ. “Chúng tôi đang xem xét rất nhiều lựa chọn thay thế liên quan đến TikTok.” Các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành để Microsoft mua lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.