Thử nghiệm 'hộ chiếu miễn dịch' kỹ thuật số cho người đã khỏi bệnh Covid-19

24/05/2020 08:16 GMT+7

Chính phủ Estonia và một số doanh nghiệp bao gồm chuỗi khách sạn của Radisson đang thử nghiệm cái gọi là “hộ chiếu miễn dịch” kỹ thuật số vì các hạn chế về virus corona đã được nới lỏng. Nhưng giới khoa học không chắc chắn, và WHO cùng các quan chức y tế đã kêu gọi cần thận trọng.

Theo dấu liên hệ đang trở nên rất quan trọng khi thế giới dần gỡ bỏ phong tỏa trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa bị dập tắt. Tại Estonia, chính phủ và nhiều doanh nghiệp, bao gồm chuỗi khách sạn của Radisson đang thận trọng thử nghiệm một kiểu “hộ chiếu miễn dịch kỹ thuật số”.
Giống như hộ chiếu miễn dịch vật lý, nó sẽ ghi lại dữ liệu về việc một người có bị nhiễm virus hay không và họ đã hết bệnh chưa. Giải pháp này được hy vọng sẽ cho phép đi lại an toàn hoặc cho phép nhân viên trở lại làm việc. Nhưng căn cứ khoa học cho thử nghiệm này có vẻ chưa chắc chắn.

Đồng sáng lập hộ chiếu miễn dịch kỹ thuật số, cô Liis Narusk, làm việc trong văn phòng tại Tallinn (Estonia)

Reuters

Cô Liis Narusk, nhân viên tại công ty phần mềm phi chính phủ Back to Work, cho biết “Hoạt động hiện tại dựa trên điều kiện là miễn dịch liên quan đến Covid-19 hiện vẫn còn mơ hồ, khi giới khoa học chưa thật sự nhất trí về thời gian phát triển miễn dịch hay trong bao lâu. Do đó, chúng tôi tập trung vào kịch bản tương lai khi chúng ta có nhiều câu trả lời hơn cho câu hỏi đó. Nhưng hiện tại chúng ta biết rằng khả năng miễn dịch đang phát triển. Điều đó thì giới khoa học đã đồng ý.”
Trên thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo các chính phủ không nên cấp hộ chiếu miễn trừ. WHO nói rằng cho đến nay chưa có bằng chứng chắc chắn rằng một người không thể bị nhiễm bệnh hai lần. Đó là mối quan tâm được chia sẻ bởi chính giới chức y tế của Estonia.

Một cặp vợ chồng đeo khẩu trang đi bộ trên bãi biển gần Rome (Ý) khi nước này nới lỏng một số biện pháp phong tỏa được áp dụng trong đợt dịch Covid-19

Reuters

“Về mặt khoa học, có rất nhiều điều không chắc chắn nên chúng ta không thể tin vào hộ chiếu đó và nó có thể đặt ra nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn khi một người thấy mình dương tính, có kháng thể, thì người đó có thể nghĩ rằng vậy là họ đã được miễn dịch. Nhưng thật ra chúng ta chưa chắc họ có được miễn dịch hay chưa, nên điều đó tạo ra một cảm giác an toàn sai lầm.”
Nếu có bằng chứng khoa học vững vàng và thử nghiệm thành công, chính phủ Estonia hy vọng sẽ cung cấp hộ chiếu miễn dịch kỹ thuật số này cho các quốc gia thành viên EU.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.